Nhằm tránh những hiểu lầm và kì thị không đáng có liên quan đến tên gọi của bệnh đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28/11 đã công bố tên tiếng Anh mới của dịch bệnh này.
Theo đó, tên tiếng Anh cũ của bệnh đậu mùa khỉ là “monkeypox” sẽ được đổi thành “mpox”. WHO cho biết, sau hàng loạt cuộc tham vấn với các chuyên gia toàn cầu, WHO sẽ bắt đầu sử dụng thuật ngữ mới "mpox" như từ đồng nghĩa của "monkeypox". Cả hai tên đều sẽ được sử dụng đồng thời trong một năm, cho đến khi chấm dứt sử dụng hoàn toàn từ "monkeypox".
Tên tiếng Anh cũ của bệnh đậu mùa khỉ là “monkeypox” sẽ được đổi thành “mpox” (Ảnh minh họa)
Bệnh đậu mùa (mpox) sẽ trở thành một thuật ngữ được ưa thích, thay thế bệnh đậu mùa khỉ (monkeyfox). Và việc cập nhật tên mới của loại bệnh này lên hệ thống phân loại bệnh quốc tế ICD 10 sẽ có thời gian là một năm để hoàn tất. Điều này giúp giảm thiểu những lo ngại của các chuyên gia về sự nhầm lẫn gây ra bởi sự thay đổi tên trong bối cảnh dịch bùng phát toàn cầu.
Tên gọi đậu mùa khỉ (monkeyfox) xuất phát từ việc virus này được phát hiện lần đầu tiên ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm tại Đan Mạch vào năm 1958. Căn bệnh này cũng xuất hiện ở một số động vật khác, chủ yếu là các loài gặm nhấm. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bệnh đậu mùa khỉ ở người vào năm 1970 tại CHDC Congo và căn bệnh này chỉ lưu hành tại các quốc gia ở Trung và Tây Phi. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan nhanh chóng trên thế giới, trong đó chủ yếu là những người quan hệ đồng tính nam.
Các chuyên gia cho rằng tên gọi bệnh đậu mùa khỉ có thể gây nhận thức sai lầm về nguồn gốc virus cũng như tạo sự kỳ thị không đáng có.
Chẳng hạn như ở Brazil, kể từ đầu tháng 8/2022, nước này ghi nhận nhiều trường hợp người dân ném đá vào các con khỉ marmoset và khỉ mũ do lo ngại bệnh đậu mùa khỉ, dẫn đến cái chết của ít nhất 7 cá thể. Mặc dù trước đó, các chuyên gia nhiều lần cho biết khỉ không lây bệnh đậu mùa cho người.
Theo thống kê của WHO, đợt bùng phát trong năm nay đã ghi nhận 81.107 ca mắc và 55 ca tử vong do đậu mùa khỉ được ghi nhận tại 110 quốc gia./.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...