Bị COVID-19 sau tiêm vaccine mũi 1 và 2, có được coi như tiêm mũi 3?
Thứ sáu - 08/07/2022 02:42
Khả năng miễn dịch của vaccine COVID-19 hay sau khi đã mắc COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 - 6 tháng. Do đó, nếu tiêm nhắc - mũi 3 và mũi 4 sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như BA.4, BA.5.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tiêm vaccine COVID-19 giúp con người có được miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Khi tác nhân gây bệnh vào người thì sẽ giảm mắc, giảm chuyển nặng hoặc tử vong. Thậm chí có người khi tiêm vaccine nếu có mắc thì cũng nhẹ hơn những người chưa tiêm.
"Ở đây chúng ta thấy rằng vaccine là vũ khí chiến lược. Bởi vì trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh mạnh như hiện nay với biến thể SARS-CoV-2 chúng ta thấy rằng biện pháp chống lây lan nhanh hoặc là các biện pháp hành chính xã hội, hoặc thuốc và các biện pháp gần như cơ bản khó đáp ứng được một cách dài. Do đó vaccine tạo miễn dịch cho con người, người ta có thể đi bất cứ nơi đâu mà vẫn cảm thấy an toàn"- GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, khả năng miễn dịch của vaccine COVID-19 hay sau khi đã mắc COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 - 6 tháng. Do đó, nếu tiêm nhắc - mũi 3 và mũi 4 sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới của Omicron xâm nhập như BA.4, BA.5. Ảnh: Trần Minh
Trước thông tin cho rằng "bị mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3", GS.TS Phan Trọng Lân cho hay: Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vaccine mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vaccine mũi nhắc lại, tức là tiêm mũi 3, mũi 4.
Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, ở Việt Nam, nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương đến tháng 2/2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản, do đó miễn dịch đối với những người này là đã giảm.
Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa. Do đó, những đối tượng này cần phải tiêm nhắc lại đúng lịch, đúng liều là rất quan trọng để duy trì miễn dịch, tránh dịch xâm nhập. Khi các biến thể mới có mức độ xâm nhập, lây lan như vậy thì có thể ngăn chặn, giảm được mức độ lây nhiễm sang cho các đối tượng khác, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao.
GS.TS Phan Trọng Lân cũng chia sẻ: Thực tế có người dân băn khoăn khi họ mắc BA.2 thì rất nhẹ nhưng khi tiêm vaccine lại lo lắng vì bị sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, những phản ứng ấy sẽ qua đi trong vài ngày. Nhưng ngược lại, trong tương lai dịch khó dự đoán thì chúng ta sẽ yên tâm hơn khi đã tiêm vaccine. Thời gian tới, nếu dịch có xâm nhập thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống được bảo vệ và yên bình hơn.
Đồng thời lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng dẫn chứng như thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.
Cũng về vấn đề này, TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: Những gì chúng ta biết đến thời điểm hiện tại là các biến thể, các nhánh BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn. Chúng ta chưa biết chính xác liệu độc lực của nó có cao hơn không, nhưng vaccine hiện tại đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến thể BA.4 và BA.5.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...