Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Thứ tư - 06/04/2022 22:15
Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,… cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19.
Tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tuần trước, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh "Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp trẻ em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội", Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.
PGS.TS.Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - khẳng định sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, Việt Nam sẽ triển khai đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo đó có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi gồm vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.
tiem vx cho tre

Loạt thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước khi vào điểm tiêm cho con

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine COVID-19, theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế, khuyến cáo cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:
- Trẻ có bị dị ứng không?
- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?
- Trẻ bị sốt?
- Trẻ có bị rối loạn đông máu?
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?
- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?
- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?
Cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Trẻ mắc các loại bệnh nào nên trì hoãn hay không được tiêm vaccine COVID-19?

Trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương, cho hay có 3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Đó là nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.
Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; trẻ có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…
Nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vaccine COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.
Vì thế, theo khuyến cáo của TS Ngãi, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ các thành phần của vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vaccine như muối, lipid, đường… thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.
Theo quy định, nhóm trẻ đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác, thuộc đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng.
Đơn cử là những trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; đang trong đợt điều trị bệnh mạn tính như hóa trị liệu ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi trẻ kết thúc tình trạng bệnh cấp tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính, theo vị chuyên gia.
Với trẻ gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa), bác sĩ khuyến cáo cần trì hoãn tiêm đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn bệnh lý này.
"Nếu trẻ có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine COVID-19" - TS Ngãi nói.
Với trẻ đã mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm vac

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Để giúp trẻ thoải mái hơn trước, trong và sau tiêm chủng, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19. Cha mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ, tránh bị đói, khát trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2...
Trẻ cũng không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác, đồng thời không dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, cha mẹ cũng nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.
Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây