6 2 banner2 1

CỨU SỐNG SẢN PHỤ MANG THAI TỬ LƯU CÓ BIẾN CHỨNG NẶNG

Thứ ba - 26/05/2020 22:08
Thai tử lưu là một trong những bệnh lý sản khoa hay gặp. Thường ít biến chứng. Nhưng đôi khi diễn tiến bệnh trở nặng và gây rối loạn đông máu, chảy máu và rối loạn thể dịch nhiều nên dễ dẫn đến tử vong mẹ.
Thai tử lưu là một trong những bệnh lý sản khoa hay gặp. Thường ít biến chứng. Nhưng đôi khi diễn tiến bệnh trở nặng và gây rối loạn đông máu, chảy máu và rối loạn thể dịch nhiều nên dễ dẫn đến tử vong mẹ. Do đó, khi có thai tử lưu, hay có những rối loạn do thai tử lưu, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời để tránh tử vong.
 
270520

     Trường hợp sản phụ Hồ Thị N. (dân tộc Giẻ Triêng, ngụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang mang thai con so 24 tuần (bị tử lưu) và viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp đã được các bác sĩ khoa Hồi sức chống độc - bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống là một thành công của cấp cứu hồi sức có kỹ thuật cao.Trước đó, chị N. cảm thấy mệt, sốt, ho, khó thở nên tự uống thuốc ở nhà 3 ngày. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không cải thiện nên gia đình đưa chị vào Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) và bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi điều trị 6 ngày. Sau đó, chị N. được chuyển gấp ra bệnh viện Đà Nẵng. 
     Hồ sơ ghi nhận: bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, tổn thương phổi cấp tính, trụy mạch, nồng độ oxy hóa máu giảm sâu, thai 24 tuần tử lưu. Sau khi hội chẩn viện, các bác sĩ tiến hành cấp cứu mổ lấy thai tử lưu, cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và sử dụng hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo) để cứu sống bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tổn thương đa cơ quan, có lúc phổi bệnh nhân chỉ sử dụng được 10%.Vì thế, ngoài ECMO phải tiến hành hồi sức tích cực bằng thở máy, lọc máu phối hợp. Sau gần 10 ngày, sức khỏe chị N. dần khá hơn nên được ngưng hỗ trợ ECMO. Hiện tại, bệnh nhân đã cai thở máy, sức khỏe ổn định, nói chuyện, đi lại bình thường và được xuất viện sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực.
     Nhận xét về ca bệnh này, BS.CKII Hà Sơn Bình, phụ trách khoa Hồi sức chống độc cho biết: “Nếu các biện pháp thở máy, can thiệp ECMO không hiệu quả sẽ để lại các biến chứng nặng nề hoặc nguy cơ tử vong cao. Vì thế, bệnh nhân luôn được theo dõi bởi quy trình nghiêm ngặt, các biến đổi của bệnh nhân dù nhỏ nhất đều được ghi nhận và xử lý kịp thời”.
     Vì vậy, để hạn chế tối đa các ca bệnh như trên, người mang thai nên đi khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu và tiếp tục khám theo hướng dẫn của Bác sỹ sản khoa trong những tháng tiếp theo. Có như vậy, quá trình theo dõi thai nghén sẽ liên tục và hạn chế tối đa các sự cố nguy hiểm đối với bà mẹ trong quá trình thai kỳ./.
Bs Thân Văn Chín-TTKSBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây