Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn: CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Thứ hai - 19/09/2022 22:23
Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 và được tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Đến nay, chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hơn 180 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên đang là những vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ XXI.
Theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, khối lượng chất thải rắn toàn cầu đang gia tăng nhanh, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, dự báo lên tới hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025 (tăng 70% trong giai đoạn này). Diễn đàn kinh tế thế giới cũng đưa ra nhận định, nếu không có hành động khẩn cấp, đến năm 2050, các đại dương sẽ bị ô nhiễm rất nặng nề. Tại Việt Nam, với dân số hơn 96 triệu người, hàng năm, lượng rác được thải ra là rất lớn, trung bình có hơn 61.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày. Nguồn thải lớn nhưng khoảng hơn 70% lượng rác thải được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp đã gây lãng phí, đòi hỏi nhiều quỹ đất, nếu không kiểm soát tốt có nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, khối lượng rác thải gia tăng trung bình từ 10 - 16%/năm, gây áp lực lớn cho việc xử lý rác thải và ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” được tổ chức thường niên tại Việt Nam thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố và mọi tầng lớp nhân dân. Chiến dịch là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa một lần và túi nilon khó phân huỷ. Tại thành phố Đà Nẵng, rác thải đang gây ra những hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường, làm biến đổi khí hậu tác động không nhỏ đến đời sống và sự phát triển của địa phương. Để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch năm 2022 được thiết thực, hiệu quả trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Đà nẵng cũng đã có văn bản 5054/UBND-STNMT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, đề nghị Uỷ ban Mặt trân tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng và các cơ quan, đơn vị, địa phương…; các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả cả hoạt động hưởng ứng Tháng hành động môi trường trên địa bàn thành phố năm 2022; tổ chức phát động trong cộng đồng hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Ngày Thứ bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ Nhật Xanh – Sạch – Đẹp”, “Ngày Không sử dụng túi nilong”…; Chú trọng công tác vệ sinh, cải thiện chất lượng môi trường, thực hiện hiệu quả hoạt động phòng chống dịch bệnh; Mỗi quận huyện chỉ đạo tổ chức đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường trong khu dân cư, trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu du lịch; kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn đảm bảo an toàn theo quy định; tập trung giải quyết các vấn đề môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế người dân, kiểm tra xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường; Phát huy, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý, giải pháp, sáng kiến hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Năm 2022, chiến dịch tiếp tục với chủ đề: "Cùng hành động để thay đổi thế giới" nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời, kêu gọi các cá nhân, tập thể và cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Vì vậy, để làm cho thế giới sạch hơn, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp và cả cộng đồng cùng chung tay với các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, như: Tăng cường kiểm soát, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, các chất thải nguy hại; tập trung giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe Nhân dân; tổ chức các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh môi trường và trồng cây xanh tạo cảnh quan tại nơi sinh sống, cơ quan, trường học; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường… Anh Thơ(Tổng hợp)
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...