Theo Cục Y tế dự phòng, Bệnh Sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi rút thuộc họ Flaviviridae gây ra với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Bệnh lây truyền theo đường máu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt, hút máu người và động vật nhiễm bệnh, sau đó đốt và truyền vi rút cho người lành. Đây cũng là loại muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.
Bộ Y tế xây dựng các Infographic khuyến cáo về phòng, chống một số dịch bệnh mùa bão, lụt như: phòng chống các bệnh về da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, các bệnh về mắt và bệnh do muỗi truyền...
Nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm Đậu mùa khỉ, đáp ứng khẩn cấp, xử trí kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng, Sở Y tế đã sớm ban hành Phương án 4339/PA-SYT ngày 6 tháng 9 năm 2022 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ (tạm thời) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở y tế phải rà soát, đảm bảo sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, vật tư để đáp ứng với các tình huống của dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Việt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh thông qua giám sát dịch tễ. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.
Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Dưới đây là 10 khuyến cáo về biện pháp phòng chống dịch chung sau bão lũ của Bộ Y tế.
Cả nước đã ghi nhận 211.388 ca mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc và tử vong đều tăng. Sốt xuất huyết và COVID-19 là hai bệnh do hai loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của 2 bệnh có thể bị nhầm với nhau.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi-rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Nếu nhà bạn dùng tấm thảm chà chân màu đen, để ý sẽ thấy muỗi đậu ở đó rất nhiều. Trong tủ đựng đồ có quần áo màu đen, nâu, đỏ nếu nhìn kỹ cũng sẽ thấy muỗi thích đậu ở những bộ đồ có màu sắc này hơn.
Trong thông điệp phòng chống dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, thông điệp 5K giảm còn 2K + gồm: khẩu trang, khử khuẩn; Cùng đó, Bộ Y tế kêu gọi người dân tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân
Sở Y tế đã ban hành Phương án đáp ứng phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ (tạm thời) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo 3 tình huống: khi chưa ghi nhận ca bệnh; khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào thành phố và khi dịch lây lan ra cộng đồng.
Vào mùa mưa thời tiết ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để vi rút phát triển và gây bệnh như: Cúm, thủy đậu, tay chân miệng ... Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm rút do sức đề kháng còn yếu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm vi rút và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do vi rút gây nên.
Dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng. Nếu nhập viện muộn, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Virus SARS-CoV-2 có sự tiến hóa khôn lường. Đã có nhiều biến thể mới và có thể có nhiều biến thể hơn trong tương lai, thậm chí có thể trở thành biến chủng mới (tức là virus SARS-CoV-3, 4 có thể xuất hiện). Một khi còn chủng virus lưu hành thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng.
Do bệnh Thủy đậu có tính chất lây lan, nên nếu một người trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh Thủy đậu thì các thành viên khác trong gia đình nên đi tiêm phòng nếu chưa được tiêm phòng trước đó. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự bùng phát bệnh Thủy đậu.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu trên địa bàn; giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn 140.000 người đã tử vong do bệnh Sởi năm 2018 trên toàn thế giới. Những ca tử vong này xảy ra khi số lượng ca mắc Sởi gia tăng trên toàn cầu, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tàn khốc ở tất cả các khu vực.
Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm khi mới sinh ra là cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...