Do bệnh Thủy đậu có tính chất lây lan, nên nếu một người trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh Thủy đậu thì các thành viên khác trong gia đình nên đi tiêm phòng nếu chưa được tiêm phòng trước đó. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự bùng phát bệnh Thủy đậu.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu trên địa bàn; giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn 140.000 người đã tử vong do bệnh Sởi năm 2018 trên toàn thế giới. Những ca tử vong này xảy ra khi số lượng ca mắc Sởi gia tăng trên toàn cầu, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tàn khốc ở tất cả các khu vực.
Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm khi mới sinh ra là cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...
Tay-Chân-Miệng (TCM) thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi và bệnh thường nhẹ. Thông thường trẻ mắc bệnh được điều trị tại nhà, phụ huynh cần lưu ý những điều sau để chăm sóc trẻ đúng cách, tránh biến chứng nặng.
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Phát hiện sớm bệnh, nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để tới cơ sở y tế kịp thời là vô cùng cần thiết. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong giai đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc COVID-19 trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho trẻ. Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.
Muỗi vằn – trung gian truyền bệnh Sốt xuất huyết (SXH) có khả năng sinh sản và thích ứng cao trong môi trường có con người sinh sống khiến muỗi là kẻ thù khó tiêu diệt. Muốn phòng bệnh SXH hiệu quả, phải diệt muỗi tận gốc và muốn vậy thì phải hiểu về đặc tính của muỗi vằn.
Hiện nay, dịch bệnh Sốt xuất huyết tại thành phố Đà Nẵng đang có dấu hiệu tăng cao. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận có 3.043 ca mắc, riêng trong tuần 26 (từ ngày 27/6/2022 – 03/7/6/2022) đã ghi nhận 330 ca, các địa phương có ca mắc tăng cao như Hòa Vang (79 ca), Liên Chiểu (74 ca), cẩm Lệ (43 ca)..., hiện chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Sốt xuất huyết và sốt vi rút (sốt siêu vi) là hai bệnh khác nhau do các loại vi rút khác nhau gây ra. Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của hai bệnh khá giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn.
Đây là nội dung được Sở y tế báo cáo trong cuộc họp với Đoàn giám sát của Bộ y tế về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) diễn ra vào chiều qua, ngày 6/7/2022.
“Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19” là quan điểm chỉ đạo mới nhất của Bộ y tế trong công văn 3465/BYT về việc tăng cường truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19, ban hành ngày 30/6/2022.
Các chuyên gia tiêm chủng và dịch tễ khuyến cáo việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao, tăng lượng kháng thể trước biến thể Omicron, trong đó có biến thể phụ mới nhất- BA.5; Còn việc tiêm mũi bổ sung - không phải là mũi 3 giúp hoàn thành miễn dịch cơ bản.
Người đã từng mắc COVID-19 đa số sẽ hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên sau đó, những người này vẫn có nguy cơ tái nhiễm hoặc có thể gặp những triệu chứng hậu COVID kéo dài nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh. Để ngăn ngừa việc nhập viện liên quan đến COVID-19, tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm vắc xin ngay khi có thể, kể cả những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 20/6/2022, để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế đề nghị: