PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ

Thứ sáu - 16/07/2021 00:32
Bệnh Tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ
       Diễn tiến và biến chứng có thể xảy ra của bệnh tay chân miệng
      Diễn tiến của bệnh Tay chân miệng là ban đầu sẽ nổi bóng nước. Nếu bóng nước ở trong miệng thì vỡ ra thành vết loét, còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần. Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau đó thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi. Khoảng 90% trường hợp trẻ mắc Tay chân miệng sẽ tự khỏi, còn lại một số nhỏ có thể có một số biến chứng như ảnh hưởng tới não bộ, thân não, gây ra suy hô hấp, ảnh hưởng tới tiêm gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp…
      Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh để tránh các trường hợp biến chứng.
      Dấu hiệu để nhận biết trẻ đang bị biến chứng
      Thông thường các biến chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - thứ 5 của bệnh, tức là sau khi nổi vết loét chỗ bóng nước. Nếu nhẹ thì trẻ khi thiu thiu ngủ sẽ bị giật mình, ngồi dậy chơi thì bình thường. Độ nặng hơn một chút là trẻ vừa nằm ngã ra là sẽ giật mình, chới với. Nặng hơn nữa là khi bồng trên tay, trẻ vẫn giật mình chới với. Lúc này nên chú ý trong lòng bàn tay có nổi nốt hay không, trẻ có đau miệng, chảy nước miếng loét miệng hay không. Đó là những dấu hiệu cần quan sát để phát hiện sớm biến chứng.
Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh tay chân miệng

      Phòng ngừa bệnh tay chân miệng?
     Bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Ngoài việc ăn sạch, uống sạch thì cần chú ý bệnh có thể lây qua những dụng cụ sinh hoạt như chén, ly, đồ chơi của trẻ nên phải vệ sinh những vật dụng này. Vệ sinh nhà cửa, nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn… Những người chăm sóc trẻ cần đảm bảo vệ sinh cho bàn tay, rửa tay thường xuyên để không mang vi rút lây bệnh cho trẻ.
Tiểu Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây