Đảm bảo quyền trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Thứ năm - 28/07/2022 23:09
Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên Thế giới và tại Việt Nam làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và mối quan hệ xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em.
Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu do xuất hiện các biến chủng mới, lây lan nhanh hơn. Theo thông tin từ các địa phương và qua báo cáo đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy đại dịch COVID-19 tác động đến trẻ em theo nhiều chiều:
- Đe dọa sự sống còn và sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị nhiễm và tiếp xúc gần với người nhiễm đe dọa đến tính mạng của các em. Việc quá tải của hệ thống y tế do ảnh hưởng của dịch bệnh làm gián đoạn, khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho trẻ em.
- Gián đoạn trong học tập và làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận nền giáo dục chất lượng: Trẻ em bị mắc COVID-19 phải điều trị, cách ly y tế dẫn đến bị gián đoạn học tập, nhiều địa phương phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nơi giáo viên thiếu kỹ năng dạy trực tuyến, thiếu trang thiết bị. Trẻ em thuộc các hộ nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhóm trẻ em khuyết tật bị gián đoạn, do các em thiếu các phương tiện để duy trì việc học tập trực tuyến.
- Tác động đến chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em: Nhiều trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ do cha mẹ, người thân bị nhiễm COVID-19 phải đi điều trị, hoặc đi cách ly tập trung. Đặc biệt nhiều em đột ngột mất đi cha mẹ do COVD-19. Đến nay, có 4.335 trẻ em mồ côi do COVID-19. Đây cũng là vấn đề sẽ tác động lâu dài đến trẻ em, ảnh hưởng đến việc phát triển sau này của trẻ em.
Dịch COVID-19 đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em
- Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần: Do lo sợ bị bệnh tật, các biện pháp cách ly tại nhà, giãn cách xã hội và học trực tuyến gây ra những căng thẳng tâm lý cho trẻ em.
- Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em: Do dịch bệnh, các biện pháp phong tỏa, cách ly tại nhà và sự suy thoái kinh tế, mất việc làm có thể gây gia tăng nguy cơ trẻ em phải chứng kiến hoặc chịu đựng các hình thức bạo lực, bóc lột và xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em do cha mẹ thiếu kiến thức, môi trường sống còn chưa an toàn và việc trông giữ, giám sát trẻ em còn chưa chặt chẽ tại một số gia đình.
Để ứng phó bảo đảm quyền trẻ em trong đại dịch COVID-19 Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như:
- Thứ nhất, xây dựng và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ trẻ em trong dịch COVID-19.
- Thứ hai, hỗ trợ khẩn cấp trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19, trẻ em mồ côi do COVID-19, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 từ nguồn vận động xã hội của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
- Thứ ba, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Thực hiện việc chăm sóc thay thế cho các em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Hiện nay trẻ em mồ côi do COVID-19 đều được hưởng các chính sách theo quy định, được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi gia đình họ hàng, thân thích, được chăm sóc, đỡ đầu bởi các cá nhân, tổ chức.
- Thứ tư, các bộ, ngành triển khai công tác rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về trẻ em đảm bảo tính kịp thời, đáp ứng yêu cầu về công tác trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
- Thứ năm, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với các ngành triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19.
- Thứ sáu, tăng cường công tác truyền thông hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đặc biệt chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi trong dịch COVID-19.
Cần quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19.
- Thứ bảy, triển khai dịch vụ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19. Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng ngừa sang chấn tâm lý trẻ em trong bối cảnh dịch COVID-19.v.v…
- Thứ tám, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi, phòng chống xâm hại trẻ em trong dịch COVID-19, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.
- Thứ chín, thanh tra, kiểm tra thực hiện quyền trẻ em trong dịch COVID-19.
- Thứ mười, tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác nghiên cứu, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến quyền trẻ em để làm cơ sở xây dựng các chính sách, kế hoạch đặc thù, giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em sau đại dịch.
Trong thời gian tới, Chính phủ và địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.v.v…;
- Tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kết luận của Quốc hội, Chính phủ liên quan đến trẻ em, quy định pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em mồ côi, chính sách trợ giúp xã hội đối với nhóm trẻ mồ côi.v.v…
- Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành về thực hiện quyền trẻ em.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật về quyền trẻ em.
- Phát triển nguồn lực thực hiện quyền trẻ em.
- Số hóa trong lĩnh vực trẻ em. Nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em; tăng cường chất lượng thống kê, theo dõi tình hình trẻ em, đặc biệt trẻ em bị xâm hại, tai nạn, thương tích…
- Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...