6 2 banner2 1

Những thói quen giúp hạn chế tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường

Thứ tư - 10/11/2021 21:08
Đường huyết cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể bạn không thể cân bằng được lượng glucose (đường) trong máu. Thông thường, tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Sau đây là những thói quen giúp hạn chế tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường:
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường.
Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
thuc pham tieu duong

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...
Không lạm dụng thuốc
Với người bệnh tiểu đường hay các bệnh mạn tính khác, uống thuốc là một liệu pháp khẩn cấp, tạm thời. Về lâu dài, nó gây ảnh hưởng đến cơ thể, mất cân bằng nội môi và có nhiều hệ lụy như đau dạ dày, thần kinh kích thích thái quá dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi, tăng đường huyết...
Đối với tiểu đường tuýp 1, người bệnh luôn phải sử dụng insulin từ bên ngoài (bởi cơ thể đã giảm hoặc ngừng sản xuất insulin). Đối với tiểu đường tuýp 2, sau một thời gian dài dùng thuốc, đường huyết sẽ vẫn tiếp tục tăng, lúc này người bệnh buộc phải chuyển sang tiêm insulin và lệ thuộc vào chúng. Insulin sẽ được tiêm thẳng vào máu và không qua bộ lọc của gan. Nếu nồng độ insulin tăng cao trong máu, cơ thể sẽ chịu những tác động như tăng nguy cơ mắc ung thư, hạ đường huyết đột ngột, tích mỡ cục bộ nơi chích thuốc...
Anh Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây