6 2 banner2 1

Hòa Vang truyền thông phòng chống bệnh Dại tại các trường học

Thứ tư - 20/03/2024 23:29
Hiện nay, tình hình bệnh Dại trên cả nước đang diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng ca mắc. Để chủ động phòng chống bệnh dại trên người, nhất là trong thời điểm thời tiết đang chuyển sang mùa nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh Dại bùng phát, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang đã tổ chức tuyên truyền về bệnh Dại cho các trường học trên địa bàn huyện.

Hình ảnh truyền thông phòng bệnh dại tại các trường

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tại Trường THCS Trần Quốc Tuấn và Trường tiểu học Hòa Phú, thầy và trò nhà trường đã được thông tin về tình hình bệnh Dại do động vật gây ra trong cả nước và trên địa bàn thành phố; tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biện pháp phòng bệnh Dại; hướng dẫn cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn để phòng bệnh Dại….

Bệnh Dại nguy hiểm ở chổ hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh Dại lây truyền qua người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh, người mắc bệnh Dại gần như tử vong 100% nếu như không có biện pháp dự phòng hiệu quả. Vì vậy để khỏi gây nguy hiểm đến tính mạng, mọi người hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại bằng cách chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.  
Thông qua chương trình truyền thông này, hy vọng sẽ giúp các em nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh Dại để bảo vệ tính mạng cho cả con người và vật nuôi, cũng như cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân mình trước bệnh Dại. Đồng thời, chương trình cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học cũng như cộng đồng và cùng hướng tới mục tiêu không có người tử vong vì bệnh Dại.
 
Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng chống bệnh Dại, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
-  Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
-  Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
-  Khi bị chó, mèo cắn, cào cắn:
+  Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, hoặc cồn iod.
+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
+ Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
+ Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây