Đà Nẵng Chủ động phòng ngừa bệnh dại, người dân cần thực hiện các khuyến cáo về cách phòng chống

Thứ ba - 19/03/2024 03:18
Mùa hè thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh Dại bùng phát mạnh nhất, đỉnh điểm vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, hiện nay người dân ở nhiều địa phương vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh Dại và rất chủ quan trong việc nuôi thả động vật, đặc biệt là chó, mèo, dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh Dại.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...
Từ đầu năm 2024 đến nay, tại Phòng khám của CDC Tp. Đà Nẵng đã tiếp nhận và tiêm huyết thanh phòng bệnh dại cho 18 trường hợp bị chó, mèo cắn và tiêm 801 liều vaccin phòng bệnh dại cho khoảng 160 người. Cũng theo số liệu báo cáo từ các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong 07 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024 toàn thành phố có 196 người đến các cơ sở để tiêm vắc xin phòng Dại sau phơi nhiễm, 12 người tiêm huyết thanh kháng Dại.
PC bệnh dại
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh: Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.


 Đà Nẵng Chủ động phòng ngừa bệnh dại
 Thực hiện Công văn số 756/SYTNVY ngày 21/02/2024 của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về việc tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại; Để triển khai hiệu quả công tác chủ động giám sát phòng, chống bệnh Dại trong thời gian đến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế các quận, huyện, các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại đồng thời thực hiện hiệu quả các đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại Công văn số 149/TTKSBT-PCBTN ngày 29/01/2024 về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người.
Theo kế hoạch, đầu tháng 4 đến tháng 5 năm 2024 các quận/ huyện trên địa bàn toàn thành phố sẽ triển khai việc tiêm phòng bệnh dại cho động vật nuôi. Để phòng ngừa dịch bệnh, UBND các quận/ huyện tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và vật nuôi. Qua đó, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Vận động chủ vật nuôi có trách nhiệm đăng ký, khai báo với UBND phường việc nuôi chó, mèo; tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo quy định.
Theo bác sĩ Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Đà Nẵng, để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dại trong thời gian tới, Trung tâm đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện giám sát, hỗ trợ các điểm tiêm chủng vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại cho người dân trên địa bàn. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh. Nhằm chủ động phòng ngừa, các địa phương tăng cường quản lý vật nuôi và vận động người dân thực hiện nghiêm việc tiêm phòng dại cho chó, mèo.
Theo Bộ Y tế khuyến cáo,Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
2. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
- Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
4. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.
                                                                   Phước An ( Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây