Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thứ năm - 30/05/2024 00:07
Trong tuần qua (từ ngày 20/5 đến 26/5), thành phố Đà Nẵng đã ghi nhận 18 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với tuần trước đó, đưa số ca mắc cộng dồn từ đầu năm đến nay là 1.400 ca.

Đối với bệnh Tay chân miệng, trong tuần qua đã ghi nhận 30 ca mắc (tăng 6 ca so với tuần trước), nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là 414 ca (tăng 190 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Số ca mắc ghi nhận tập trung cao ở quận Ngũ Hành Sơn (92 ca), Cẩm Lệ (74 ca), Hòa Vang (62 ca)....

Ngoài ra, bệnh thủy đậu Đà Nẵng ghi nhận có 20 ca mắc trong tuần, số cộng dồn đến thời điểm hiện tại là 383 trường hợp. Các bệnh Sởi, Ho gà không ghi nhận các ca mắc trong tuần....

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, trong tuần qua CDC thành phố đã cử cán bộ giám sát hỗ trợ xử lý ca đơn lẻ và ổ dịch nhỏ Tay chân miệng, Sốt xuất huyết kết hợp giám sát chương trình tiêm chủng mở rộng tại 07/07 quận, huyện. Đồng thời, phối hợp với các địa phương giám sát các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, dại, ho gà.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đề nghị các UBND xã/phường tích cực vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản. Chỉ đạo các Trạm Y tế thông tin đầy đủ tình hình bệnh cho người dân để người dân không hoang mang, lo lắng, đồng thời tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh cho người dân, tăng cường thông tin truyền thông về các biện pháp dự phòng COVID-19, bệnh Dại, cúm gia cầm theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho người dân. Đồng thời, cử cán bộ của UBND xã, phường giám sát trong quá trình diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động khi xử lý ổ dịch nhỏ và phun diện rộng tại khu vực có nguy cơ cao. Theo đó, vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy vào chủ nhật hàng tuần và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết.

Đối với một số bệnh có vắc xin nhưng không trong chương trình tiêm chủng mở rộng, khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế để góp phần phòng bệnh.

tiem chung phong benh

Cần tiêm ngừa vắc xin đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh truyền nhiễm

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết về bệnh truyền nhiễm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng cách tham gia tiêm chủng đầy đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng và theo khuyến cáo của ngành Y tế. Hiện một số bệnh truyền nhiễm như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng… vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp tốt nhất vẫn là thực hiện diệt muỗi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, duy trì lối sống lành mạnh… Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần thông báo với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc y tế phù hợp. Cùng với đó, mọi người dân cần tăng sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; vận động thể lực hợp lý hàng ngày để duy trì sức khỏe và tăng khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Thanh Bình

 Tags: thành phố

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây