KHẨN TRƯƠNG ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤ HẬU QUẢ BÃO SỐ 10

Thứ tư - 04/11/2020 02:07
Đà Nẵng phát công điện ứng phó với bão số 10
Ngày 3/11/2020, UBND TP Đà Nẵng có công điện gửi các cơ quan, ban ngành về việc ứng phó với cơn bão số 10.
Ngày 3/11/2020, UBND TP Đà Nẵng có công điện gửi các cơ quan, ban ngành về việc ứng phó với cơn bão số 10.
 
0411201
   Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 10 – Goni (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

     Công điện yêu cầu, UBND các quận, huyện tập trung triển khai Chỉ thị số 02/CT về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Cũng như các phương án, công điện phòng chống thiên tai trên địa bàn.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, đặc biệt các quận ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 10, mưa lũ; sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán người dân các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, lũ quét… đến nơi an toàn.
Nghiêm cấm người dân, phương tiện và ghe thuyền không có nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão đi lại; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu..
Chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống... sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
Yêu cầu, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước, đập dâng do công ty quản lý, vận hành..
Bộ Chỉ huy Quân sự TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, Công an TP phối hợp với các địa phương rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị. Kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
 
https://file1.dangcongsan.vn/DATA/0/2017/09/dsc07639-14_09_53_848.jpg
Nhiều tàu thuyền của ngư dân đã vào neo đậu tránh bão số 10 tại âu thuyền Thọ Quang (Ảnh: Đình Tăng)

     Thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú an toàn, khẩn trương vào bờ... Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Sắp xếp tàu thuyền tránh trú bão neo đậu an toàn.
     Bên cạnh đó, yêu cầu các Sở, đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão. Tùy theo diễn biến thời tiết, giao Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định cho học sinh, sinh viên và học viên nghỉ học và chịu trách nhiệm trước UBND TP.
     Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công khẩn trương hạ cần trục tháp, cẩu và các thiết bị thi công trên cao, đảm bảo an toàn trước 17h hôm nay.
Công điện của Bộ Y tế: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Cũng trong ngày 3/11, Bộ Y tế ban hành Công điện số 1732/CĐ-BYT về triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ lụt.
Công điện nêu rõ, theo dự báo, cơn bão số 10 (tên quốc tế Goni) sau khi đi qua Phi-líp-pin, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo đi vào đất liền các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Để chủ động ứng phó với bão số 10 , khẩn trương triển khai công tác y tế khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ lụt xảy ra tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/Tp từ Nghệ An đến Phú Yên thực hiện một số nội dung sau:
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn quán triệt các Công điện của Bộ Y tế (Công điện số 1690 / CĐ - BYT ngày 26/10/2020 , Công điện số 1714 / CĐ - BYT ngày 29/10/2020 ) để tổ chức thực hiện;
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã, tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành thu gom rác thải, xác động vật chất để xử lý tập trung, không gây ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh; xử lý nguồn nước sinh hoạt; kiểm soát an toàn thực phẩm, phun diệt côn trùng; khử trùng tẩy uế những nơi trũng ngập nước lâu ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Đối với các nhà trạm bị ngập lũ cần khẩn trương tập trung thu dọn, tẩy rửa, khử khuẩn... sau khi nước rút; thau rửa các bể nước ngầm; khôi phục hệ thống điện, sấy, bảo dưỡng các trang thiết bị y tế, máy tính để sớm đưa vào hoạt động khám chữa bệnh;
- Quan tâm đến những đối tượng yếu thế (người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em... ) và những người mắc bệnh mạn tính (cao huyết áp, tiểu đường, tâm thần, hen phế quản... ) để được ưu tiên khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ, cung cấp thực phẩm không để bệnh nặng thêm; cấp phát thuốc cho người già, người có bệnh lý mạn tính trong thời gian 2 tháng, không để bệnh nhân thiếu thuốc do mưa, lũ; Phối hợp chặt chẽ với các Bệnh viện, Viện và các tổ hỗ trợ chuyên môn tăng cường của Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch hoạt động có hiệu quả, sớm đưa ngành y tế trở lại hoạt động bình thường;
- Chú ý đôn đốc triển khai, giám sát việc thực hiện các quy định của Bộ Y tế trong phòng chống dịch Covid-19;
- Khẩn trương tổng hợp, báo cáo thiệt hại về người, cơ sở vật chất, tài sản về Bộ Y tế theo quy định; đối với các đề nghị hỗ trợ hàng Dự trữ quốc gia, cần đề xuất với UBND Tỉnh có văn bản đề nghị gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Đối với hàng hỗ trợ của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới... cần tổng hợp phân bổ, sử dụng báo cáo về Bộ Y tế.
Hữu Quý
 Tags: cơ quan, ứng phó

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây