Khoa Đột Quỵ - Bệnh viện Đà Nẵng vinh dự là 1 trong 7 bệnh viện tại Việt Nam nhận được chứng nhận “Chuẩn điều trị Kim Cương” từ Chủ tịch Hội Đột Quỵ Thế Giới (WSO) vừa được trao trực tiếp tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/8/2023. Đây là một cột mốc đáng nhớ và đầy khích lệ đối với tập thể khoa Đột Quỵ cũng như Bệnh viện Đà Nẵng.
Nhân Ngày Dân số Thế giới, 11/7/2023, chúng ta nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới để tạo điều kiện thực hiện những giấc mơ của 8 tỷ người. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế, và xây dựng luật pháp và chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn.
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh về con người và môi trường tại thủ đô Stockholm - Thủy Điển năm 1972. Từ đó đến nay, đây là một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và trở thành một hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày Môi trường thế giới 05/6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”.
Ngày Thế giới Phòng chống Lao được tổ chức vào ngày 24 tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội; đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Vào ngày 24 Tháng 3 năm 1882 tại Berlin, Robert Koch đã công bố việc phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này.
Ngày 15/2/2023, có 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và nôn mửa do Marburg tại Guinea Xích đạo.
Tình trạng kháng thuốc gia tăng ở vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu đã được ghi nhận trong năm đầu tiên bùng phát đại dịch COVID-19. Thông tin này đã được đưa ra trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổng hợp từ 87 nước vào năm 2020.
Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn nước của người dân trên khắp thế giới, nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng gây ra hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng hơn. Biến đổi khí hậu tác động đến chu trình nước bằng cách ảnh hưởng đến thời gian, địa điểm và lượng mưa. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn, dẫn đến lượng hơi nước trong khí quyển cao hơn khiến những trận mưa lớn, dữ dội và thường xuyên hơn.
Nhằm tránh những hiểu lầm và kì thị không đáng có liên quan đến tên gọi của bệnh đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 28/11 đã công bố tên tiếng Anh mới của dịch bệnh này.
Liên hợp quốc ước tính dân số thế giới sẽ lên 8 tỷ người vào giữa tháng 11 và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới dù ở tốc độ chậm hơn và không đồng đều giữa các khu vực.
Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh thế giới (WAAW) là một chiến dịch toàn cầu được tổ chức hàng năm từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 11 nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc (AMR). Chủ đề của WAAW năm 2022 là “Cùng nhau ngăn ngừa kháng thuốc” kêu gọi tất cả các tổ chức khuyến khích việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm sự xuất hiện và lan rộng của AMR trên cơ sở hợp tác cùng nhau thông qua hướng tiếp cận Một sức khỏe (One health).
Việt Nam đã làm rất tốt trong việc quản lý đại dịch. Ngay từ đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19, Việt Nam đã có các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng thực sự mạnh mẽ để ứng phó với COVID-19...
Đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10/10/2022, chúng ta có cơ hội để khơi lại những nỗ lực của mình trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Alzheimer là loại bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất, gây mất trí nhớ phổ biến nhất ở nhóm người cao tuổi, nhiều năm gần đây căn bệnh này đã được ghi nhận đang ngày càng trẻ hoá. Bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội, việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Ngày 21/9 hằng năm được chọn là ngày Alzeimer Thế giới và tháng 9 là Tháng Hành động phòng chống bệnh Alzeimer để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh Alzeimer và chứng sa sút trí tuệ.
Mỗi người trên khắp thế giới, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, sẽ dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc đôi khi gây ra tác hại nghiêm trọng nếu được bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng không đúng cách hoặc nếu theo dõi không đầy đủ.
Đại dịch COVID-19 đã khiến 1 triệu người tử vong trên toàn thế giới kể từ tháng 1 năm nay. Ngày 25/8, WHO kêu gọi các chính phủ tăng tốc độ tiêm chủng khi 1/3 dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng.
Một nhóm các chuyên gia toàn cầu do WHO triệu tập đã đồng ý về các tên mới cho các biến thể của virus đậu mùa khỉ, như một phần của nỗ lực không ngừng nhằm điều chỉnh tên của bệnh, virus và các biến thể - hoặc nhóm bệnh đậu mùa khỉ - với các phương pháp thực hành tốt nhất hiện nay. Các chuyên gia đã đồng ý đặt tên cho các khu vực bằng cách sử dụng chữ số La Mã.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...