Lưu ý Sử dụng thuốc kháng sinh, khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định

Thứ tư - 25/09/2024 21:31
sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn dùng thuốc của bác sỹ, chỉ dùng thuốc khi được thầy thuốc thăm khám và chỉ định, dùng đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời gian quy định.
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
      - Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác dụng với virus (nguyên nhân của cảm, cúm), thường những loại kháng sinh này (còn gọi là thuốc kháng vi-rút) rất đắt tiền, có nhiều tác dụng phụ. Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định, vì vậy khi sử dụng kháng sinh phải được bác sĩ thăm khám xem có bị nhiễm khuẩn hay không như: sốt cao trên 39oC, môi khô lưỡi bẩn…làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm vi khuẩn gây bệnh.
       - Không tự ý sử dụng kháng sinh theo đơn của người khác hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác, hoặc mua ở hiệu thuốc (thường bán theo một công thức giống nhau; kháng sinh, hạ sốt, chống dị ứng, giảm ho, thậm chí cả thuốc kháng viêm Corticoid với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc kéo dài).
Sử dụng kháng sinh đúng liều và đúng thời gian
       - Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh, dùng không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, nhưng buộc phải dùng để điều trị đạt hiệu quả nhất, thì phải dùng liều thấp bảo đảm nồng độ thuốc trong máu theo khuyến cáo để tránh độc tính. Điều này chỉ có bác sĩ điều trị mới quyết định được, vì vậy càng không nên tự ý sử dụng kháng sinh.
       - Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày. Vì vậy cần sử dụng đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ, ít nhất là 5 ngày không được tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng nhiễm trùng bắt đầu giảm nhưng chưa khỏi hẳn.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng rất cao:  do đó những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì cần đặc biệt chú ý. Nếu có tiền sử dị ứng với một loại kháng sinh nào đó thì cần thông báo cho bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn, chọn loại kháng sinh thay thế khác.     
sử dụng kháng sinh
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn - hiệu quả - hợp lý

Những điểm cần lưu ý khác khi sử dụng kháng sinh
       - Thời điểm tốt nhất uống kháng sinh; nên uống thuốc vào lúc đói, xa bữa ăn, để có tác dụng tối đa trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no.
       - Các kháng sinh nhỏ tai thường có độc tính cao, vì vậy không tự ý mua các loại thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh.
       - Không nên ngậm kháng sinh là các dạng viên nén dùng cho đường uống vì tá dược không thích hợp để dẫn thuốc sâu xuống các lớp niêm mạc dưới; hơn nữa một số kháng sinh kích ứng mạnh gây loét tại chỗ.
      - Với các bệnh như nhiễm khuẫn âm đạo, dạng thuốc đặt tại chỗ có vai trò rất quan trọng vì với những nhiễm khuẩn nhẹ chỉ cần dùng các dạng để đặt, nhỏ hoặc bơm là đủ…không nên tùy tiện đưa vào âm đạo các dạng thuốc không phù hợp và sai mục đích vì dễ gây loét.
      - Phụ nữ có thai: để tránh độc tính đối với thai nhi, các kháng sinh có độc tính cao có thể thay thế bằng kháng sinh khác nhưng phải tránh tuyệt đối với loại kháng sinh sau đây: Cloramphenicol, Tetracyclin, Co-trimoxazol…
      - Cần lưu ý người cao tuổi hoặc người có bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng, làm giảm rõ rệt chuyển hóa và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ của kháng sinh./.
Phước Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây