Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế giới năm 2023 “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc”

Thứ tư - 08/11/2023 20:28
Tuần lễ Nhận thức về Kháng sinh Thế giới đã được đổi tên thành Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế giới (World AMR Awareness Week - WAAW) sau các cuộc họp tham vấn toàn cầu với sự tham gia của nhiều ngành và khu vực khác nhau. Mặc dù từ viết tắt "WAAW" vẫn không thay đổi nhưng phần mở rộng của nó hiện là viết tắt của "Tuần lễ nhận thức về kháng thuốc thế giới".
Chiến dịch toàn cầu này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động giữa các bên liên quan theo hướng tiếp cận của Một sức khỏe (One Health) để giải quyết sự xuất hiện và lan rộng của các tác nhân gây bệnh kháng thuốc. Nhiều sự kiện và hoạt động khác nhau được tổ chức trên toàn thế giới từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 11 hàng năm để kỷ niệm Tuần lễ nhận thức về kháng thuốc thế giới.
Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế giới (WAAW) là một chiến dịch hành động toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt nhất giữa các bên liên quan theo hướng tiếp cần Một Sức khỏe nhằm góp phần hạn chế sự xuất hiện và lây lan của các tác nhân gây bệnh kháng thuốc. Chủ đề của WAAW 2023 sẽ vẫn là “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc” như năm 2022.

 
kháng thuốc

Tham gia WAAW 2023 có sự phối hợp của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) đã cùng phát triển hướng dẫn để hỗ trợ chiến dịch WAAW 2023. Hướng dẫn chiến dịch này được thiết kế để cung cấp thông tin và ý tưởng chính về cách thức tham gia tuần lễ nhận thức về kháng thuốc. Các tài liệu này hướng dẫn triển khai các hoạt động cụ thể nhằm giải quyết tác động của vấn đề kháng thuốc. Hướng dẫn chiến dịch này gồm các bước như: chủ đề chiến dịch, lời kêu gọi hành động, cách tham gia, thông tin trên mạng xã hội và liên kết đến các nguồn tài liệu của chiến dịch. Điều này được hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người để phát triển các hoạt động tại mỗi quốc gia và mỗi địa phương và sự hỗ trợ của cộng đồng đóng vài trò rất quan trọng cho sự thành công của chiến dịch này.
Kháng thuốc (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với thuốc điều trị. Do tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biến, dẫn đến kháng sinh và các thuốc kháng virus, kháng nấm và ký sinh trùng khác ngày càng trở nên ít hiệu quả và điều này dẫn đến các nhiễm trùng trở nên khó điều trị hơn hoặc không thể điều trị, làm tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Kháng thuốc là mối đe dọa đối với sức khỏe con người, động vật, thực vật và môi trường. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Các vi sinh vật kháng thuốc bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng có thể lây lan trong quần thể người, động vật và thực vật. Ngoài ra, chúng có thể lan truyền qua môi trường, điều này đặt ra một thách thức lớn cho công tác phòng chống kháng thuốc. Để giải quyết vấn đề kháng thuốc (AMR), cần thiết phải thực hiện các biện pháp can thiệp đa ngành, đa lĩnh vực theo cách tiếp cận Một sức khỏe. Cách tiếp cận toàn diện này thừa nhận mối liên hệ chung giữa sức khỏe con người, động vật (động vân nuôi và hoang dã), thực vật và môi trường sống, nó bao gồm cả hệ sinh thái và có mối liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Đó là lý do tại sao chủ đề năm nay kêu gọi sự hợp tác đa ngành để cùng nhau phòng chống kháng thuốc. Để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc một cách hiệu quả thì tất cả các ngành liên quan phải sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng và phù hợp, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tuân thủ thực hành tốt trong việc xử lý chất thải ô nhiễm kháng sinh. Để ngăn chặn kháng thuốc đòi hỏi hành động thống nhất từ tất cả các thành phần trong xã hội. Việc lạm dụng và sử dụng quá mức kháng sinh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kháng thuốc. Chúng ta cần một cách tiếp cận toàn xã hội và đa ngành để giải quyết vấn đề sức khỏe toàn cầu này một cách hiệu quả.
Những hành động sau đây có thể góp phần giúp giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh, cũng nhưgiảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng kháng thuốc:
+ Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở y tế, trang trại chăn nuôi và cơ sở công nghiệp thực phẩm;
+ Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh và vắc xin;
+ Giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo quản lý chất thải và vệ sinh phù hợp;
+ Quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đảm bảo chất lượng cho tất cả mọi người;
+ Tiếp cận lời khuyên từ các chuyên gia trong quá trình sản xuất thực phẩm và nông nghiệp.
Hãy tham gia theo một hoặc nhiều cách sau đây và khuyến khích cộng đồng cùng thực hiện:
+ “Go Blue” để nâng cao nhận thức về kháng thuốc: “Go Blue” -mặc màu xanh lam nhạt khi tham gia các sự kiện WAAW; điều chỉnh hình ảnh đại diện trên mạng xã hội của bạn thành màu xanh lam và chia sẻ lý do bạn sử dụng màu xanh lam với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và trên mạng xã hội.
+ Tập hợp những người tham gia để chụp ảnh chiến dịch màu sắc: sử dụng biểu ngữ #AMR (kháng thuốc) để quảng cáo trên các kênh truyền thông xã hội. Hãy tham gia thử thách để nhận được nhiều bình luận, câu hỏi hoặc lượt "thích" nhất!
+ Tôn vinh những tuyên truyền viên kháng thuốc trong cộng đồng của bạn: Chúng tôi cần mọi người ở khắp mọi nơi để bảo vệ hiệu quả của thuốc kháng sinh: ở trường học, cửa hàng thức ăn, cơ sở chăn nuôi, cơ sở thú y, cơ sở y tế hoặc khu vực lân cận của bạn, hãy cho họ biết rằng cam kết của họ đối với một môi trường lành mạnh, sử dụng thuốc kháng sinh có trách nhiệm và bạn tin tưởng họ sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình.
+ Tiếp cận truyền thông: Chia sẻ những thông điệp chính bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm và họp báo trên phương tiện truyền thông. Tăng cường sự tham gia và thu hút sự chú ý của giới truyền thông đến các hoạt động và sự kiện WAAW ở đơn vị của bạn.
+ Tích cực tham gia mạng xã hội: Đăng bài về kháng thuốc trong tuần lễ WAAW; cập nhật các biểu ngữ truyền thông xã hội lên biểu ngữ WAAW./.
Tổng hợp (theo WHO)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây