Kế hoạch triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tháng 7 năm 2022
Chủ nhật - 10/07/2022 22:21
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Công văn số 3266/KH-SYT ngày 07/7/2022.
Loại vắc xin và đối tượng tiêm chủng theo Kế hoạch trong đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần này, bao gồm: 1. Vắc xin phòng COVID-19 Moderna sử dụng cho đối tượng từ 6 đến dưới 12 tuổi Sử dụng để ưu tiên tiêm mũi 2 cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 Moderna đủ 4 tuần. (Trường hợp không sử dụng hết lọ vắc xin đã mở hoặc không sử dụng đến số vắc xin Moderna được phân bổ để tiêm chủng cho trẻ em, các đơn vị có thể điều phố sử dụng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đảm báo sử dụng vắc xin hiệu quả, tránh để hủy bỏ vắc xin do hết hạn sử dụng hoặc quá thời gian rã đông) Sử dụng nguồn vắc xin được phân bổ theo Quyết định số 590/QĐ-VSDTTƯ ngày 30/6/2022 của Viện Vệ sinh dịch tể TW (đợt 154) là 25.000 liều 0,25ml. 2. Vắc xin phòng COVID-19 Pfizer sử dụng cho đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi - Tiêm chủng mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đang cư trú trên địa bàn thành phố (bao gồm trẻ đi học hoặc không đi học, người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài). - Tiêm chủng mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 Pfizer đủ 4 tuần. Sử dụng nguồn vắc xin được phân bổ theo Quyết định số 589/QĐ-VSDTTƯ ngày 30/6/2022 của Viện Vệ sinh dịch tể TW (đợt 153) là 25.000 liều. 3. Vắc xin phòng COVID-19 Pfizer sử dụng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên - Tiêm chủng mũi 1, mũi 2, mũi nhắc lại cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng. - Tiêm chủng mũi 1, mũi 2, mũi bổ sung, mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng. - Tiêm chủng mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm có nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ truyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp. Sử dụng nguồn vắc xin được phân bổ theo Quyết định số 588/QĐ-VSDTTƯ ngày 30/6/2022 của Viện Vệ sinh dịch tể TW (đợt 151 và 152) là 73.710 liều. Thời gian triển khai tiêm trong tháng 7 năm 2022. Các đơn vị phụ trách tiêm chủng căn cứ vào số lượng vắc-xin tiếp nhận và hạn sử dụng vắc-xin để triển khai tiêm cho các đối tượng, bảo đảm thời gian, hiệu quả. Căn cứ theo tình hình thực tế, các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng phương án tiêm chủng đảm bảo hiệu quả và an toàn; có thể triểm khai đồng thời các điểm tiêm để đảm bảo tiến độ đề ra, cụ thể như sau: - Triển khai tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng quy mô lớn đã được thiết lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Triển khai tiêm chủng tại Trung tâm Y tế quận, huyện; Trạm Y tế xã phường - Triểm khai tiêm chủng bằng xe tiêm lưu động - Triển khai tiêm chủng lưu động tại nhà, tại trường học. Ngoài ra triển khai tiêm chủng tại các đơn vị/cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng như: Bệnh viện Phụ sản Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đà Nẵng, các bệnh viện tư nhân… Ngành y tế đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo điều tra, rà soát, lập danh sách đối tượng tiêm chủng, phối hợp với các trường, trung tâm trên địa bàn để điều tra, lập danh sách đối tượng. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố lập danh sách các cán bộ y tế, đối tượng suy giảm miễn dịch thể vừa đến nặng đang được điều trị tại các cơ sở y tế để tổ chức tiêm mũi nhắc lại lần 2. Công tác tổ chức tiêm chủng, giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mỗi đơn vị phụ trách tiêm chủng phải thành lập đội cấp cứu lưu động và phương tiện kèm theo, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu tại các điểm tiêm chủng. Theo các chuyên gia y tế, một lý do cần phải tiêm các mũi vắc xin COVID-19 và tiêm nhắc lại là vi rút gây bệnh COVID-19 vẫn luôn biến đổi và xuất hiện những biến chủng mới, khó lường. Đối với những những tác dụng phụ của vắc xin thì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vắc xin phòng COVID-19 gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trước khi được lưu hành thì tất cả vắc xin đều phải trải qua quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Vì thế, mọi người dân nên tham gia tiêm mũi nhắc lại để tạo được miễn dịch tốt nhất cho cơ thể, chống lại các biến chủng mới, đừng vì những lời đồn thổi, những nhận định thiếu căn cứ khoa học mà bỏ qua cơ hội bảo vệ an toàn cho chính mình và người thân./. Long Vương
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...