Trước ý kiến một số ĐBQH về việc bảo đảm nguồn vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình, làm rõ về vấn đề này.
Tới đây, chúng ta sẽ không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các vaccine khác. Dự kiến mỗi tháng, các trạm y tế có 2-4 buổi tiêm chủng thường xuyên tuỳ theo các trạm ở các địa phương khác nhau.
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới được tổ chức hàng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4, với mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các địa phương về việc tiêm vắc xin IPV (phòng bại liệt) cho trẻ sinh năm 2021-2022. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong năm 2021, 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã phải tạm dừng triển khai tiêm chủng thường xuyên, dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng nhiều loại vắc xin ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
WHO khuyến cáo nên tiêm thêm một liều vaccine ngừa COVID-19 trong khoảng 6 hoặc 12 tháng sau mũi tiêm nhắc lại gần nhất, dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tình trạng suy giảm miễn dịch.
Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virus viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virus viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con, nhưng nếu trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85%. Nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc của các bà mẹ xung quanh vấn đề này như: vì sao lại là 24 giờ đầu sau sinh? như vậy có sớm quá đối với một đứa trẻ mới chào đời không?...
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Việt Nam có chiến lược sử dụng vaccine COVID-19 phù hợp, hiệu quả với cam kết thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân, là quốc gia "đi sau nhưng về trước" trong tiêm chủng vaccine COVID-19.
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa Đông – Xuân, trong dịp Lễ Tết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân, như: đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay sạch ...; chú trọng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam vừa phối hợp với Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức tổng kết chiến dịch "Hành trình an toàn" nhìn lại hành trình 9 tháng trang bị cho công chúng những thông tin chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 .
Vắc xin cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Việc phát triển vắc xin COVID-19 an toàn và hiệu quả là một bước tiến lớn trong nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, tiêm vaccine vẫn là giải pháp chiến lược nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Các chuyên gia khẳng định, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao sẽ tạo miễn dịch cộng đồng và tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch, giảm tỷ lệ tăng nặng và tử vong.
Để đạt mục tiêu 80% trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm đủ 2 mũi cơ bản vaccine COVID-19 và 80% lứa tuổi từ 12 - dưới 18 tiêm mũi 3, cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Đây là nhấn mạnh của lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tại hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 và phòng, chống dịch diễn ra chiều nay 23/11, với sự tham dự của 63 địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp đôn đốc, hướng dẫn địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Thời gian qua, ngành y tế nỗ lực triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho toàn dân và tình hình dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt. Các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh đã trở về trạng thái bình thường. Từ đó, xuất hiện tâm lý chủ quan trước COVID-19, cho rằng dịch bệnh trở thành bệnh bình thường, nhất là ở người dân đã tiêm đủ 3 mũi hay đã từng mắc COVID-19.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...