Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 Spikevax (Covid-19 Vacccine Moderna) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tổng số liều vắc xin COVID-19 Moderna được Bộ Y tế phân bổ cho thành phố Đà Nẵng trong đợt này là 33.600 liều, được cấp làm 02 đợt để tiêm chủng đủ 02 mũi cho 16.800 người.
Sáng 10/7/2021, tại trụ sở Bộ Quốc phòng đã diễn ra Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Lê Quang Nam chủ trì. Tham dự tại điểm cầu Đà Nẵng, còn có Ban Giám đốc Sở y tế, đại diện Lãnh đạo các đơn vị y tế liên quan trên địa bàn thành phố.
Phát biểu kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long-Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhấn mạnh: Chiến dịch tiêm chủng vắc phòng COVID-19 năm 2021-202 là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng, không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng (CDC) vừa nhận vắc xin tiêm phòng COVID-19 đợt 3 từ viện Pasteur Nha Trang theo Quyết định số 2499/QĐ-BYT ngày 20/5/2021 của Bộ Y tế.
Thực hiện Công văn số 2807/CV-BCĐ ngày 14/4/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc khẩn trương triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19, Căn cứ Kế hoạch số 1485/KH-SYT ngày 22/4/2021 của Sở Y tế về việc triển khai sử dụng tiêm vắc xin phòng COVD-19 (đợt 2) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo đó thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ đợt 2 đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/5/2021.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định vắc xin COVID-19 an toàn và tiêm vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Một người sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang được bảo vệ. Gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin có nghĩa là vắc-xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng một cách bình thường.
Đại dịch COVID-19 đã lây lan và bùng phát mạnh tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tính đến ngày 22/4/2021, đã có hơn 109 triệu người mắc và gần 2,5 triệu bệnh nhân tử vong, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, giáo dục và kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu.
Sáng 22/4, Bộ Y tế cho biết đến nay đã có gần 109.000 người Việt Nam tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các địa phương đang tích cực triển khai tiêm đợt 2. Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận tai biến nặng sau tiêm vắc xin COVID-19, chỉ có một vài ca ghi nhận phản ứng sốc phản vệ nhưng đều xử trí rất tốt. Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất.
Với mục tiêu chủ động phòng chống dịch bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 (vắc xin được sử dụng là AstraZeneca) cho đối tượng nguy cơ là cán bộ tuyến đầu chống dịch, Bệnh viện 199 - Bộ Công an cùng hệ thống Tiêm chủng VNVC Đà Nẵng triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ chiến sĩ (CBCS) các lực lượng tuyến đầu chống dịch trong Công an nhân dân.
Tại Việt Nam, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng vắc-xin có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Dù được phát triển với tốc độ khẩn trương nhất có thể, vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca đã được phê duyệt khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mức độ an toàn và hiệu quả.
Với mục tiêu đảm bảo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, Việt Nam cần 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm chủng cho người dân. So với nhu cầu, Việt Nam vẫn còn thiếu lượng vắc xin khá lớn, do vậy Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các quốc gia, tổ chức, trong việc tăng cường khả năng sớm tiếp cận với các nguồn vắc xin phòng COVID-19.
Tại Chỉ thị số 05, ban hành ngày 30/3 về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia tiêm chủng để đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn, theo dõi sau tiêm, xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm bao gồm cả phản ứng phản vệ
Bản tin sáng 29/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn có 2.591 ca mắc, thế giới hiện có hơn 127,7 triệu ca. Đến nay cả nước đã có trên 45.000 người tiêm vắc xin COVID-19.
Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Bản tin 6h ngày 19/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, Việt Nam vẫn có 2.570 bệnh nhân. Hiện cả nước đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hơn 27.500 người.
Bản tin 6h ngày 18/3 của Bộ Y tế cho biết không có thêm ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn có 2.567 bệnh nhân. Đến sáng nay thêm hơn 3.000 người tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, nâng tổng số người được tiêm ở nước ta lên hơn 24.000.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Các cơ sở y tế sẽ tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 an toàn. Hiện đã có hơn 20.000 người đã được tiêm.
Trong buổi tiêm thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19 COVIVAC sáng ngày 15/3, 6 người tình nguyện được tiêm mũi đầu tiên (vắc xin hoặc giả dược). GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Việc thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 COVIVAC là một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng của tiến trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 “made in Vietnam”
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...