Lao kháng thuốc là tình trạng người bệnh mang vi khuẩn lao nhưng vi khuẩn đó không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng lao. Mắc bệnh lao thông thường đã khó điều trị, lao kháng thuốc còn khó điều trị hơn rất nhiều do vi khuẩn lao khi đã kháng thuốc gần như sẽ kháng hầu hết các loại kháng sinh điều trị lao thông thường.
Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, khoảng 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Lao kháng thuốc là tình trạng người bệnh mang vi khuẩn lao nhưng vi khuẩn đó không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng lao. Mắc bệnh lao thông thường đã khó điều trị, lao kháng thuốc còn khó điều trị hơn rất nhiều do vi khuẩn lao khi đã kháng thuốc gần như sẽ kháng hầu hết các loại kháng sinh điều trị lao thông thường, để điều trị sẽ cần một phác đồ điều trị lâu dài và tốn kém hơn. Do vậy, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ có khả năng tử vong cao, đồng thời làm tăng nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Biểu hiện khi mắc lao kháng thuốc - Khi đang điều trị lao nhưng các triệu sốt, ho, khạc đờm không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi xuất hiện trở lại với các triệu chứng tăng lên. - Hình ảnh tổn thương trên phim X.quang phổi không thay đổi hoặc xuất hiện thêm tổn thương mới. Xét nghiệm đờm thấy AFB dương tính liên tục hoặc âm tính một thời gian rồi dương tính trở lại hoặc âm tính, dương tính xen kẽ. - Xét nghiệm kháng sinh đồ cho thấy kết quả kháng với các thuốc lao đang dùng. - Những người dễ bị nhiễm và mắc lao, lao kháng thuốc hơn những người khác đó là: + Người từng điều trị bệnh lao trước đây nay tái phát trở lại. + Người mắc bệnh lao nhưng không dùng thuốc lao thường xuyên, không tuân thủ điều trị + Người tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao hoặc lao kháng thuốc, những người sống trong cùng nhà với người bị bệnh lao phổi đặc biệt là trẻ em, người có HIV/AIDS, người mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, bụi phổi, suy thận nặng, loét dạ dày, tá tràng, người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như Corticoit, hoá chất điều trị ung thư.v.v… Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao kháng thuốc - Do phát hiện mắc bệnh lao muộn. - Do điều trị bệnh lao không đúng nguyên tắc làm vi khuẩn lao kháng thuốc: không phối hợp các thuốc điều trị lao (điều trị đơn lẻ), liều lượng thuốc lao không đủ - Do người bệnh dùng thuốc không đầy đủ số thuốc được cấp, do khả năng dung nạp thuốc của người bệnh, do mắc HIV/AIDS kết hợp với bệnh lao. Điều trị lao kháng thuốc Bệnh lao và lao kháng thuốc không phải là bệnh di truyền và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và tuân thủ điều trị kịp thời, đúng cách. Hiện đã có thuốc và phác đồ mới điều trị mới lao kháng tuốc, thời gian điều trị ngắn hơn từ 9 đến 11 tháng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên lao kháng thuốc vẫn khó chữa hơn lao thông thường, tỷ lệ tử vong cao hơn, thời gian điều trị kéo dài tốn kém gấp nhiều lần so với lao thường, có nhiều tác dụng phụ và biến cố bất lợi xảy ra khi điều trị, khó kiểm soát việc lây lan cho cộng đồng vì thời gian điều trị kéo dài. Vì vậy, cách phòng bệnh lao kháng thuốc tốt nhất hiện nay là phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bệnh nhân mắc lao mới tại cộng đồng để cắt nguồn lây nhiễm. Quản lý điều trị chặt chẽ bệnh nhân lao trong liệu trình điều trị, đảm bảo bệnh nhân dùng thuốc theo đúng phác đồ, đúng nguyên tắc điều trị, việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân là điều kiện tiên quyết để có được kết quả điều trị tốt nhất. Cụ thể như sau: - Phối hợp ít nhất 4 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 3 loại thuốc trong giai đoạn duy trì. - Phải dùng thuốc đúng liều quy định, nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến. - Phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày, các thuốc chống Lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu tối đa. - Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: giai đoạn tấn công kéo dài 2 - 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 - 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn Lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Khi có các triệu chứng nghi lao như: ho kéo dài trên 10 ngày mà uống thuốc không bớt hoặc ho ra máu, gầy sút không rõ nguyên nhân, ớn lạnh về chiều, đau tức ngực, khó thở... phải đi khám ngay ở cơ sở y tế chuyên khoa Lao và bệnh phổi để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để đẩy lùi được bệnh lao và phòng ngừa lao kháng thuốc, ngoài nỗ lực của bản thân người bệnh, rất cần có sự chung sức của cả cộng đồng để hướng tới mục tiêu vì một xã hội không còn bệnh lao. Châu Anh (Tổng hợp)