Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, bội nhiễm vi khuẩn và nấm, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.
Bệnh sởi lây truyền như thế nào? Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 - 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do người bệnh không biết mình đang mắc bệnh nên vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh. Sởi lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính vi rút gây bệnh. Thông thường, nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì nhưng người còn lại (người chưa có miễn dịch) sẽ bị lây bệnh. Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểmdịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 - khoảng thời gian giao mùa đông - xuân. Bệnh chỉ có thể kiểm soát khi đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với vi rút gây bệnh. Triệu chứng nhận biết sớm bệnh sởi - Sốt cao (39-40°C), đột ngột, liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày. - Ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng. - Mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng. - Hạt Koplick trong niêm mạc má: màu trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, xuất hiện sau 1-2 ngày sốt. - Phát ban ngoài da đặc trưng: Ban dát sẩn màu hồng nhạt xuất hiện từ mặt, lan xuống cổ, ngực, tay chân sau 2-4 ngày sốt, tồn tại từ 6-8 ngày sau bay dần theo thứ tự mọc để lại hình ảnh "vằn da hổ". - Có thể tiêu chảy, nôn ói, đau bụng do mọc nội ban trong niêm mạc đường tiêu hóa. - Có thể đau ngực, khó thở, tím tái, suy hô hấp do viêm phổi. Các biện pháp phòng tránh dịch sởi bùng phát - Tiêm vắc xin đúng lịch (Trẻ em tiêm đủ 2 mũi vắc xin: mũi 1 lúc 9 tháng, mũi 2 lúc 18 tháng. Người lớn chưa tiêm đủ: Cần tiêm vắc xin bổ sung theo tư vấn bác sĩ). - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Che miệng khi ho/hắt hơi, dùng khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác. - Tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm sởi, hạn chế đến nơi đông người khi có dịch. - Cách ly người bệnh tại nhà hoặc bệnh viện để tránh lây lan. Chăm sóc người bệnh sởi tại nhà - Cách ly người bệnh, áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh cho người xung quanh. - Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, giữ phòng thoáng mát, sạch sẽ. - Dinh dưỡng: Cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Uống nhiều nước để tránh mất nước. - Có thể dùng thuốc hạ sốt (paracetamol), vitamin, uống dung dịch nước-điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. - Theo dõi triệu chứng: Nếu bệnh nhân sốt cao liên tục, co giật, khó thở, cần đưa đến bệnh viện ngay./.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...