Trầm cảm và rối loạn ở trẻ em và thanh thiếu nên diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học, tỷ lệ trẻ em bị trầm cảm và rối loạn lo âu đang trở nên cao gấp đôi so với trước đại dịch COVID-19.
Vì sao trẻ em và thanh thiếu niên lại dễ bị trầm cảm? - Các em đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý và vì thế dễ dàng có những cảm giác kém cỏi và thiếu tự tin về bản thân. - Những điều này được tác động bởi thành tích học tập ở trường, cảm giác về vị trí của bản thân với bạn bè cùng trang lứa, áp lực từ bản thân và gia đình, thay đổi của cơ thể, sức khoẻ thể chất, khuynh hướng phát triển tình dục, môi trường gia đình và cộng đồng. - Đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều sự xáo trộn trong cuộc sống, học tập, và môi trường sống của trẻ. Ví dụ: học online, chích ngừa,… - Chính vì thế, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để gia đình ở bên trẻ và chú ý đến sức khoẻ tâm lý của trẻ. - Những yếu tố nguy cơ khác còn gồm có tiền sử trầm cảm và rối loạn lo âu trong gia đình, trẻ lạm dụng chất kích thích, hoặc có những trải nghiệm gây sang chấn tâm lý. - Ngoài ra, các bé gái thường dễ phát triển trầm cảm và rối loạn lo âu hơn bé trai Những dấu hiệu nào cho thấy các bé đang có nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu? * Các dấu hiệu trầm cảm: • Luôn cảm thấy buồn, tuyệt vọng hoặc cáu kỉnh • Không còn hứng thú với những việc trước đây từng thích làm • Thể hiện sự thay đổi trong cách ăn uống: nhiều hoặc ít hơn bình thường • Cho thấy những thay đổi trong cách ngủ: nhiều hoặc ít hơn bình thường • Biểu hiện sự thay đổi về năng lượng • Mệt mỏi và uể oải hoặc căng thẳng và bồn chồn • Thiếu tập trung • Cảm thấy vô dụng hoặc tội lỗi • Thể hiện hành vi tự gây thương tích và tự hủy hoại bản thân * Các dấu hiệu lo âu: • Rất sợ khi phải xa bố mẹ • Sợ hãi tột độ về một sự vật hoặc tình huống cụ thể, ví dụ: động vật hoặc đi khám • Rất sợ trường học và những nơi khác có đông người • Rất lo lắng về tương lai và về những điều tồi tệ đang xảy ra • Có các cơn sợ hãi dữ dội, đột ngột, bất ngờ, lặp đi lặp lại với các triệu chứng như tim đập mạnh, khó thở hoặc cảm thấy chóng mặt, run rẩy hoặc đổ mồ hôi Bố mẹ cần làm gì khi thấy con có những dấu hiệu này? - Việc đầu tiên bố mẹ nên làm đó là trò chuyện với con, để hiểu hơn về những cảm giác và trải nghiệm của con. - Tiếp đến là nên đưa con đi đến bác sĩ gia đình, bác sĩ nhi, hoặc bác sĩ tâm lý để được khám và điều trị một cách chính xác và kịp thời. Điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu như thế nào? - Đối với mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể khuyên trẻ nên bắt đầu với liệu pháp tâm thần (counseling). - Đối với trẻ bị nặng hơn, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc với liệu pháp tâm thần. Gia đình đóng vai trò gì trong việc điều trị? - Khi ba mẹ hiểu và ủng hộ việc điều trị của trẻ, thì trẻ sẽ dễ dàng nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ và tuân theo liệu pháp điều trị. Điều này sẽ giúp cho trẻ có được kết quả tối ưu nhất. Nếu trẻ uống thuốc, có phải là sẽ phải uống thuốc mãi mãi không? Có nhiều trường hợp, trẻ chỉ cần dùng thuốc điều trị một thời gian và có thể ngưng dùng thuốc sau khi tâm sinh lý đã ổn định. Tuy nhiên, việc quyết định ngưng dùng thuốc cần theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Phước An
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...