Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Đậu mùa khỉ và một số nội dung về điều trị Cúm A

Thứ ba - 02/08/2022 04:07
Bệnh Đậu mùa khỉ đã ghi nhận 22.485 ca tại 79 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 ca tử vong. Việt Nam chưa phát hiện trường hợp ca bệnh xâm nhập. Trước tình hình dịch lây lan ở nhiều quốc gia, chiều ngày 01/8/2022 Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bệnh Đậu mùa khỉ và một số nội dung về Cúm A.
Tại Đà Nẵng, lớp tập huấn được tổ chức tại 3 điểm cầu là Phòng họp Sở Y tế, Bệnh viện Phụ sản – Nhi và Bệnh viện Đà Nẵng. Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo Sở Y tế và cán bộ các phòng ban, Trung tâm Y tế quận/huyện; Bệnh viện Đà Nẵng và các bệnh viện thuộc bộ, ngành, tư nhân; bệnh viện Phụ sản – Nhi, Bệnh viện chuyên khoa.v.v.v… Tại lớp tập huấn, Bộ Y tế đã nêu ra tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và các biện pháp ứng phó; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Đậu mùa khỉ; Quản lý, điều trị ca bệnh Đậu mùa khỉ và một số vấn đề cần lưu lý trong chẩn đoán, điều trị Cúm A hiện nay.
đmk
 Tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đậu mùa khỉ tại điểm cầu Bệnh viện Đà Nẵng
Tại lớp tập huấn, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định: Hiện Việt Nam chưa phát hiện trường hợp ca bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận ca nhiễm nên nguy cơ bệnh lây lan vào Việt Nam là rất cao. Thứ trưởng đề nghị các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, chủ động phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập để cách ly và điều trị kịp thời. Đồng thời truyền thông để người dân biết các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời đến cơ sở khám chữa bệnh thăm khám, cách ly, điều trị. Cùng với đó các  đơn vị chuyên môn tổ chức phân tuyến điều trị phù hợp để thu dung, điều trị người bệnh; tiếp tục xây dựng hướng dẫn chi tiết về phòng và kiểm soát lây nhiễm Đậu mùa khỉ để có căn cứ triển khai cụ thể công tác phòng lây nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh, có phương án chuẩn bị cơ sở thu dung, cách ly, điều trị trong trường hợp dịch bùng phát; tiếp tục tổ chức tập huấn đến các cơ sở khám, chữa bệnh, từ bệnh viện các tuyến và trạm y tế cấp xã để sớm phát hiện ca bệnh.
đmk2

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các dấu hiệu để chuyển viện cho bệnh nhân kịp thời. Cụ thể, các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị như: Giảm thị lực, giảm ý thức, hôn mê, co giật, suy hô hấp, chảy máu, giảm số lượng nước tiểu, các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Bộ Y tế cũng đưa ra kế hoạch 3 kịch bản để các cơ sở y tế sẵn sàng tổ chức thực hiện trong công tác điều trị bệnh nhân.
Tình huống 1, chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam: Các cơ sở y tế chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện cho phòng chống dịch; xây dựng quy trình nội bộ đón tiếp, cách ly và điều trị người bệnh; thành lập đội chống dịch cơ động hỗ trợ tuyến dưới; tổ chức diễn tập phòng chống dịch; điều trị ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo chỉ đạo.
Tình huống 2, có các trường hợp bệnh Đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam: Các cơ sở y tế tổ chức khu điều trị cách ly riêng; cập nhật quy trình nội bộ đón tiếp, cách ly và điều trị; thường trực 24/24h; rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh; tổ chức tập huấn bổ sung cho cán bộ nhân viên y tế; chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm.
Tình huống 3, dịch lây lan ra cộng đồng: Các cơ sở y tế mở rộng khu vực cách ly, điều trị, huy động các khoa lâm sàng và các bộ phận hỗ trợ tham gia; thường trực 24/24h; sẵn sàng đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết; phân loại người bệnh để điều trị, hạn chế di chuyển người bệnh; thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn, giám sát…
Minh Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây