Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, từ đầu năm đến ngày 10/11/2024, toàn thành phố đã ghi nhận 2 ngàn ca mắc sốt xuất huyết với 160 ổ dịch nhỏ được ghi nhận tại 7 quận/huyện. Vì vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh là vô cùng cần thiết để giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên địa bàn.
Viêm màng não mô cầu - một căn bệnh tưởng chừng xa lạ nhưng lại đang âm thầm đe dọa sức khỏe của cộng đồng. Tại Việt Nam, chúng ta đã có trong tay một vũ khí lợi hại để chống lại căn bệnh này, đó chính là vắc xin VA-MENGOC-BC®. Tại hội thảo khoa học do VABIOTECH tổ chức ngày 9/11 mới đây, các chuyên gia hàng đầu đã khẳng định hiệu quả vượt trội của loại vắc xin này.
Bệnh Tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, tình trạng bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Đối với các trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Có hai loại vi rút cúm chính: Loại A và B. Các loại vi rút cúm A và B thường lây lan ở người (vi rút cúm ở người) là nguyên nhân gây ra các vụ dịch cúm theo mùa mỗi năm. Giống như những căn bệnh khác có nguyên nhân từ vi rút, cách phòng tránh bệnh cúm hiệu quả nhất là sử dụng vắc xin phòng cúm.
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Đây là chủ đề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra nhân Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại 28/09 năm 2024. WHO nhấn mạnh việc hợp tác đa ngành trong phòng, chống bệnh dại, là chìa khóa quan trọng để đạt được thành công và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người và các ban ngành liên quan, cùng đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung: không còn ca tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.
Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố và các ngành chức năng đang tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở kinh doanh bánh Trung thu; giám sát thị trường và xử nghiêm các cơ sở nếu phát hiện vi phạm.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc và số ca nhập viện bệnh Sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để phòng và điều trị bệnh Sởi hiệu quả, chúng ta cần nắm một số kiến thức căn bản về bệnh trong đó có vai trò của việc chỉ định dùng vitamin A liều cao của bác sĩ trong hỗ trợ điều trị bệnh sởi.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Công văn số 4947/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Y tế các quận, huyện; Các bệnh viện thu dung điều trị bệnh sởi trên địa bàn thành phố về việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh Sởi ở trẻ em.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND thành phố, Sở Y tế Tp. Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận/ huyện, đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống.
Theo số liệu thống kê của Khoa Kiểm soát bệnh tật - Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, tính đến ngày 14/7/2024, trên địa bàn huyện đã ghi nhận 101 ca mắc tay chân miệng. Một trong những xã có số ca mắc cao nhất là Hòa Sơn (22 ca), Hòa Liên (12 ca), Hòa Nhơn (12 ca)… hầu hết các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu là học sinh bậc học mầm non.
Ngày 11-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã phát đi thông báo khẩn về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin trên địa bàn thành phố.
Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch Hầu gây ra.
Việc sử dụng 𝐏r𝐄𝐏 và 𝐊𝐈𝐓 (OraQuick test) xét nghiệm HIV tại nhà hiện đang được nhiều người quan tâm và dần trở nên phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn thắc mắc về chủ đề này nhưng lại không tìm ra câu trả lời. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp một số câu hỏi đang được quan tâm trong thời gian gần đây!
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm, có thể gây thành dịch và có khả năng dẫn đến tử vong, chưa có thuốc đặc trị. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định số ca mắc sốt xuất huyết toàn cầu tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặt ra thách thức đáng kể về sức khỏe cộng đồng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Mặc dù đa số trường hợp mắc bệnh là nhẹ nhưng có một tỷ lệ bệnh diễn tiến nghiêm trọng với các biến chứng xuất huyết, trụy mạch, tổn thương đa tạng và có thể gây tử vong.
Trong tuần qua (từ ngày 20/5 đến 26/5), thành phố Đà Nẵng đã ghi nhận 18 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với tuần trước đó, đưa số ca mắc cộng dồn từ đầu năm đến nay là 1.400 ca.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính đến nửa tháng 5/2024 cả nước ghi nhận 20.081 trường hợp mắc Tay chân miệng tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2023, chưa có ca tử vong. Số ca mắc được ghi nhận chủ yếu trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh có thể tiến triển nặng và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kip thời.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...