Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.
Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới trong dịp Tết và mùa lễ hội.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Các địa phương tiêm vaccine COVID-19 thấp cần đẩy nhanh tiêm chủng; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị chỉ còn 25 ca. Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta hiện đã khỏi. Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới
WHO cảnh báo sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao. Hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương tiếp tục được kiểm soát. Tuy nhiên, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới.
Thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch, những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp, nguy cơ gia tăng trở lại. Do đó, tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp quan trọng nhất trong phòng, chống dịch hiện nay.
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Tiểu cầu là các tế bào máu giúp đông máu khi cần thiết. Khi mức tiểu cầu bình thường giảm (giảm tiểu cầu), cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dễ bị bầm tím, chảy máu, mệt mỏi... Trong bệnh sốt xuất huyết, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết chính là gây hạ tiểu cầu, sự hình thành cục máu đông giảm. Nếu không được phát hiện và xử trí sớm, bệnh có thể gây tử vong. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết rất cần thiết, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phòng tránh các biến chứng.
Ca mắc sốt xuất huyết vẫn gia tăng, trong tuần qua ghi nhận khoảng trên 10.000 ca mắc mới; tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 325.604 trường hợp mắc, 122 người tử vong.
Hiện nay tình hình Sốt xuất huyết (SXH) đang tăng cao và diễn biến phức tạp trên cả nước nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tính đến ngày 27/11/2022, tổng số ca mắc SXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 9.702 ca, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Sáng ngày 12/11/2022, Đoàn kiểm tra công tác chẩn đoán, thu dung, điều trị Sốt xuất huyết (SXH) và công tác xử lý ca đơn lẻ, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao về Sốt xuất huyết do CKI. Trương Văn Trình – Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bệnh viện Phụ sản – Nhi và quận Ngũ Hành Sơn.
Khi bạn được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là đảm bảo cơ thể bạn đủ nước, điều này có nghĩa bạn phải uống “nhiều nước”, có thể là nước lọc, oresol, nước hoa quả, cháo/soup,…
Dịch bệnh Sốt xuất huyết hiện đang bùng phát mạnh trên cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong đó quận Liên Chiểu là một trong những địa phương có số ca mắc Sốt xuất huyết cao nhất. TTYT quận Liên Chiểu phối hợp cùng với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát không để dịch Sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng.
Gần như đến hẹn lại lên, mùa mưa - mùa lý tưởng cho muỗi sinh sôi phát triển thì bệnh Sốt xuất huyết (SXH) cũng tăng cao thành đỉnh dịch với hàng ngàn ca mắc. Liệu có loại vắc xin nào có thể phòng căn bệnh kinh niên này hay không?
Theo Bộ Y tế, trong 10 tháng qua, cả nước đã ghi nhận 281.189 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD), 110 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 89 trường hợp.
Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, vi rút liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến thể phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh...
Trong 30 ngày qua, cả nước ghi nhận khoảng 22.000 số ca mắc mới COVID-19, con số này giảm nhiều so với tháng trước đó. Tuy nhiên, biến chủng Omicron đã chiếm ưu thế ở một số tỉnh, thành và đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5 và BA.2.75...
Bộ Y tế nhấn mạnh trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế...
Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người, ngày 24/10, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.
Hòa Vang là một trong nhưng quận huyện của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt lũ lịch sử hôm 14/10 vừa qua. Nhiều xã trên địa bàn huyện bị ngập nặng chìm sâu trong biển nước và chia cắt hoàn toàn. Lũ lụt đi qua, người dân không chỉ chịu thiệt hại nặng nề về tài sản mà đời sống sinh hoạt lẫn sức khỏe còn phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do xác gia súc, gia cầm chết bị phân hủy sau lũ, rác thải, bùn đất bủa vây và khan hiếm nước sạch... tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...