Chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện ứng phó với dịch như COVID-19 trong tương lai

Thứ tư - 30/11/2022 04:22
Dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn lên sức khỏe, xã hội và kinh tế của loài người. Để hạn chế xảy ra dịch bệnh như COVID-19 trong tương lai, kịp thời ứng phó, kiểm soát dịch ngay khi phát hiện mầm bệnh mới cần phải làm gì?
Trong lịch sử, trước COVID-19 loài người đã phải đối mặt với khoảng 20 đại dịch lớn khiến hàng trăm triệu người tử vong. Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hầu hết các đại dịch đều bắt nguồn từ động vật sau đó lây nhiễm sang người. Dịch có thể bùng phát trong phạm vi một hoặc vài quốc gia, sau đó tràn lan ra toàn thế giới.
dich covid

Mầm bệnh có thể tồn tại và lây truyền giữa các loài khác nhau như chỉ lây truyền trong động vật; mầm bệnh đột biến: truyền từ động vật sang người nhưng không truyền từ người sang người; đột biến: truyền từ người sang người, vài chu kỳ; mầm bệnh tồn tại song song ở người và động vật; mầm bệnh chỉ lây truyền ở người. Vậy nên, để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch cần phải xác định được nguồn chứa mầm bệnh ở người và động vật để kiểm soát dịch bệnh, tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.
Các yếu tố tạo nên đại dịch
Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, hiện nay, có rất nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Xã hội càng phát triển thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Việc thay đổi khí hậu sẽ khiến cho các loại virus gây bệnh bị đột biến và từ đó tạo nên các dịch bệnh mới. Tác động của con người lên môi trường tự nhiên ngày càng lớn gây nên tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Xã hội và kinh tế phát triển thúc đẩy việc giao thương đi lại giữa các khu vực ngày càng tăng, đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, lây lan ra các vùng địa lý khác.
Cần phải xác định được nguồn chứa mầm bệnh ở người và động vật thì mới có thể kiểm soát dịch bệnh, tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.
Việc đô thị hóa, mật độ dân cư ngày càng tăng cùng với việc phân hóa xã hội giàu nghèo, môi trường và điều kiện sống không đảm bảo khiến cho cho nhiều dịch bệnh bùng phát.
Hiện nay mật độ tiếp xúc giữa con người với động vật ngày càng cao khiến cho nguy cơ các loại virus tồn tại trên động vật lây nhiễm sang con người ngày càng lớn. Điển hình, COVID-19 là một trong những đại dịch do virus từ động vật gây nên và lây nhiễm từ người sang người . Dịch COVID-19 bùng phát trên nhiều quốc gia trên thế giới là do quá trình giao thương, tiếp xúc giữa người ở vùng địa lý này với vùng địa lý khác.
xn cong dong 3

Bài học từ COVID-19 cho tương lai
Theo TS. BS Lê Quốc Hùng, dù COVID-19 chưa kết thúc nhưng đã để lại nhiều bài học "đắt giá" không riêng gì cho ngành y tế mà cho tất cả các lĩnh vực khác. Vậy nên, để có thể hạn chế việc xuất hiện và bùng phát các dịch khác trong tương lai thì chúng ta cần áp dụng những bài học kinh nghiệm mà COVID-19 đã để lại.
Nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 cũng như các dịch mới khác trong tương lai rất lớn, nguy cơ dịch chồng dịch cao. Một số bài học có thể rủt ra từ dịch COVID-19 vừa qua:
- Chuẩn bị "kho" trang thiết bị y tế như thuốc, dụng cụ phòng hộ… đầy đủ để sẵn sàng phòng chống dịch bệnh ngay khi phát hiện bệnh.
- Giám sát khả năng xuất hiện mầm bệnh "mới", báo cáo sớm các ca bệnh "lạ" để dự báo dịch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tăng khả năng phát hiện các mầm bệnh.
- Dự đoán chính xác khả năng bùng phát dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh.
- Thông tin chính xác, minh bạch và kịp thời trong mọi tình huống.
- Thực hiện sớm các can thiệp phi dược phẩm như kiểm dịch, kiểm soát nguồn lây, giãn cách... ngay khi phát hiện mầm bệnh, xác định tác nhân lây bệnh, con đường truyền bệnh... để lựa chọn phương pháp ngăn chặn sớm và phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên phòng dịch có chuyên môn cao tại tất cả các cơ sở y tế để có thể ứng phó nhanh khi phát hiện dịch bệnh.
- Nghiên cứu vaccine để chủ động tự cung cấp, tự phòng dịch.
- Điều phối, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên phòng dịch "cứng" tại tất cả các cơ sở y tế để có thể ứng phó nhanh khi phát hiện dịch bệnh.
- Nghiên cứu khoa học, xây dựng phác đồ điều trị là hết sức quan trọng trong quá trình phòng và chống dịch.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào ngành y do hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn.
Dịch bệnh qua đi không những gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, chính trị... của cả thế giới. Những hệ lụy mà dịch bệnh để lại có thể kéo dài và rất khó khắc phục vậy nên việc rút kinh nghiệm từ các đợt dịch đã từng xảy trước đây để phòng, chống và ứng phó kịp thời với những đợt dịch tiếp theo là vô cùng cần thiết.
Hữu Quý
(Theo https://covid19.gov.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây