Năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (mpox) tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, khoảng 15.600 trường hợp mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong.
Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV nhưng chỉ có khoảng 210.000 người biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. HIV luôn TIỀM ẨN NGUY CƠ LÂY NHIỄM trong cộng đồng khi vẫn còn nhiều người chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là biện pháp TỐI ƯU NHẤT góp phần hạn chế sự lây lan của HIV.
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV, uống thuốc kháng vi rút hàng ngày hoặc theo tình huống để phòng lây nhiễm HIV. Sử dụng PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục trên 90%.
OraQuick là sản phẩm tự xét nghiệm đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ hàng đầu cho phép có thể chuẩn đoán virus HIV ở mức độ phân tử nhờ khả năng phát hiện ra kháng thể HIV mà chỉ cần sử dụng mẫu thử lấy từ dịch miệng (nước bọt) ở niêm mạc miệng (nướu răng) mà không cần lấy mẫu thử là máu để xét nghiệm có độ chính xác và đặc hiệu lên đến 99%.
Phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (𝐏�r𝐄�𝐏�) bằng ARV là một can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả nhằm giảm số người nhiễm mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của phương pháp này.
Thực hiện Công văn số số 465/AIDS-ĐT ngày 24/04/2024 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS giám sát hỗ trợ điều trị HIV và quản lý, sử dụng thuốc ARV. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã thành lập đoàn hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) bao gồm các đơn vị: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, thành viên tổ HTKT Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tuyến thành phố, đại diện Tổ chức CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Cách xét nghiệm bộ dụng cụ OraQuick tại nhà Bộ dụng cụ OraQuick là sản phẩm tự xét nghiệm đầu tiên trên thế giới sử dụng các công nghệ hiện đại cho phép chẩn đoán virus HIV ở mức độ phân tử nhờ khả năng phát hiện kháng thể HIV (chủng HIV 1/2) cho kết quả có độ chính xác cao (độ nhạy 99,3-99,6%, độ đặc hiệu 99,8 - 100%).
Trong những năm gần đây, tỉ lệ nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa nhất là độ tuổi vị thành niên, tăng cao ở nam giới trên địa bàn thành phố. Nhiễm mới HIV trong nhóm MSM xu hướng gia tăng trong vòng 5 năm gần đây. Trong đó, việc tiếp cận nhóm MSM còn hạn chế do nhóm có mật độ di biến động cao, thay đổi theo mùa (mùa du lịch); nhiều bạn tình, khó lộ diện, khó tiếp cận, đối tượng nhiều ngành nghề có trí thức nên rất khó khăn trong triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, chăm sóc điều trị.
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức các lớp Tập huấn triển khai thực hiện Thông tư số 05/2023/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 10/3/2023 về quy định chế độ báo cáo định kỳ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ phụ trách báo cáo Chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các bệnh viện, Trung tâm y tế và các Trạm y tế xã/phường trên toàn thành phố.
Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết đối với người nhiễm HIV. Vì người nhiễm HIV ở các giai đoạn đều cần dinh dưỡng đúng và cân bằng để cải thiện chất lượng cuộc sống
Vừa qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV lưu động (PrEP lưu động) cho nhóm người có nguy cơ cao.
Năm nay, thực hiện kế hoạch Tháng cao điểm hành động dự phòng lây truyền mẹ - con do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phát động, đồng loạt các cơ sở y tế công lập và các bệnh viện tư nhân đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường quảng bá và đánh giá hiệu quả của chương trình.
HIV lây qua 3 đường: Đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một biện pháp hiệu quả nhất, có tính nhân văn nhất làm giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV, tiến tới không còn trẻ nhiễm mới.
Liên đoàn Lao động thành phố vừa tổ chức tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS cho 150 công nhân lao động tại các tổ công nhân tự quản khu nhà trọ trên địa bàn phường Thọ Quang, Sơn Trà.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng đã tổ chức đêm sự kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với chủ đề “LET’S ON PREP” với sự tham dự của các đại biểu các cấp có liên quan và gần 100 đại biểu cộng đồng là nhân viên tiếp cận cộng đồng và những người có nguy cơ cao trong cộng đồng.
Hiện nay, để phát hiện người bệnh có bị nhiễm HIV hay không, một cách chính xác và duy nhất đó là tiến hành xét nghiệm HIV tại những cơ sở uy tín trong ngành y tế. Bên cạnh đó, nếu như bạn nghi ngờ hoặc muốn bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh thì thực hiện xét nghiệm là điều nên làm.
Trong năm 2023, một trong những mục tiêu cụ thể mà thành phố Đà Nẵng hướng tới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đó là triển khai đẩy mạnh việc tiếp cận dịch vụ xét nghiệm để phát hiện sớm HIV, trong đó đẩy mạnh thực hiện mô hình xét nghiệm HIV online tại nhà cho người dân, người có nguy cơ cao trong cộng đồng. Bởi người nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm, sẽ tiếp cận điều trị sớm và tuân thủ điều trị thì không còn là “án tử” nữa, họ vẫn hoàn toàn có thể có cuộc sống như bình thường.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...