Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền.
Bệnh Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gặp ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ tử vong rất cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại. Một khi đã nhiễm vi rút dại, người bị dại chắc chắn không có cách cứu chữa. Khi lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Cho đến nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận bảy trường hợp bệnh nhân sống sót sau khi được chăm sóc tích cực. Phần lớn các trường hợp này đã được tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm nên có thể đã làm thay đổi diễn biến của bệnh.
Virus RSV (hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp), có thể lây lan khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gây ra các biểu hiện nhẹ, giống như cảm lạnh và đa số mọi người sẽ phục hồi trong một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, RSV có thể nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam. Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.
Ngoài công dụng đối với hệ xương, canxi còn có nhiều công dụng khác đặc biệt đối với cơ thể. Nó rất cần thiết cho hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu. Nó cũng có vai trò quan trọng trong việc giữ cho một trái tim khỏe mạnh.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Khi nhắc đến bệnh Glôcôm hầu hết mọi người đều thấy lạ lẫm với thuật ngữ này. Và đại đa số bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa Glôcôm bệnh viện Mắt Đà Nẵng cũng chưa hiểu rõ hoàn toàn về tình trạng bệnh của bản thân và vô cùng chủ quan trong việc điều trị dẫn đến tình trạng mắt dần tệ hơn. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh Glôcôm – Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng.
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý về khớp nói chung, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Thoái hoá khớp thường bắt đầu từ từ với một hoặc vài khớp. Đau là triệu chứng sớm nhất của thoái hoá khớp.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở nước ta.
Dịp Tết cổ truyền, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều mứt, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn... để ăn và mời khách. Đây cũng là dịp trẻ nhỏ được ăn "thả ga" những món khoái khẩu này, thêm vào đó là việc di chuyển nhiều, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì con trẻ có thể ăn quá nhiều hoặc chưa đủ lượng thức ăn cần thiết.
Theo báo cáo của Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi; 6,5 triệu ca tử vong với hơn 6% trong số đó là người trẻ.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, COVID-19 có thể khiến một số loại virus mà cơ thể đối mặt trước đó hoạt động trở lại trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng giống như triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính hay gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát, khó chữa dứt điểm, gây nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
Càng nhiều tuổi, hệ miễn dịch của con người càng kém, đặc biệt là vào mùa đông thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Do vậy, cần có các biện pháp tích cực nằm bảo vệ sức khỏe người già khi gặp thời tiết lạnh.
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu. Khi bàng quang đang đầy nước tiểu, nếu gặp chấn thương trực tiếp vào vùng bụng dưới rốn, sẽ rất dễ bị vỡ. Vỡ bàng quang do chấn thương là một cấp cứu niệu khoa, hay gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Bệnh nhân bị vỡ bàng quang thường xảy ra tình trạng sốc đa chấn thương, có nhiều thương tổn đi kèm.
Da bị ngứa có thể là kết quả của phát ban hoặc một tổn thương da, cũng có thể là một triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh gan hoặc suy thận. Để giảm đau, điều quan trọng là phải xác định và điều trị nguyên nhân cơ bản.
Để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, việc tiếp tục duy trì triển khai vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại các địa bàn nguy cơ là hết sức cần thiết. Việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) sẽ góp phần củng cố miễn dịch của trẻ để chủ động phòng bệnh bạch hầu và uốn ván, bảo vệ thành quả của loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh.
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam với tỷ lệ bệnh nhân mắc từ 10 - 15% dân số. Trong các bệnh lý về tai-mũi-họng, bệnh VMDƯ chiếm tới hơn 30%. Hiện nay thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt không khoa học, vệ sinh tai- mũi-họng không đúng cách nên số người mắc VMDƯ ngày càng gia tăng.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...