Tại Việt Nam ung thư phổi đứng thứ hai trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới, chỉ sau ung thư gan. Năm 2020, Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cho gần 23.800 người Việt.
HbA1c là chỉ số xét nghiệm phản ánh nồng độ đường trong máu trong thời gian 60-90 ngày. Nó phản ánh việc bệnh nhân có kiểm soát đường huyết thật sự tốt hay không trong một khoảng thời gian tới 03 tháng chứ không phải chỉ sau ăn 2 giờ. Tuy nhiên, có một thực tế là khi mắc bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ chỉ cần kiểm soát đường huyết lúc đói hoặc sau ăn mà quên đi chỉ số phản ánh trung thực trong điều trị bệnh Đái tháo đường này.
I-ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Các hormon đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt quan trọng là giai đoạn hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương từ giai đoạn bào thai đến trẻ nhỏ.
Nhân Thế giới Phòng chống Viêm gan 2022, WHO nhấn mạnh sự cần thiết của việc đưa dịch vụ chăm sóc viêm gan đến gần các cơ sở y tế ban đầu và cộng đồng hơn để mọi người có cơ hội tiếp cận điều trị và chăm sóc tốt hơn, bất kể họ mắc bệnh viêm gan nào.
Muối là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp bảo quản thực phẩm, giúp đồ ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể con người.
Bệnh Võng mạc Đái tháo đường (VMĐTĐ) là tình trạng rối loạn các mạch máu ở võng mạc gây ra bởi bệnh ĐTĐ. Một người mắc bệnh ĐTĐ càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ càng lớn, đến khi bệnh trở nặng hoặc tầm nhìn xa có vấn đề thì sẽ rất khó khăn trong điều trị. Bệnh VMĐTĐ đang ngày càng gia tăng và đây là bệnh lý nguy hiểm nhất, hay gặp trên bệnh nhân ĐTĐ.
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố gây ra nguy cơ bệnh tim mạch cao nhất hiện nay. Nếu mắc tăng huyết áp kết hợp thêm yếu tố béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.
Bệnh Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hóc môn insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm/mất tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường, trong thời gian dài gây biến chứng mạch máu trầm trọng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Bệnh có thể điều trị làm chậm tiến triển khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...