Tác hại của việc thiếu hụt I-ốt và cách phòng, chống

Thứ tư - 10/08/2022 04:22
I-ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Các hormon đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt quan trọng là giai đoạn hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương từ giai đoạn bào thai đến trẻ nhỏ.
Do vậy, thiếu I-ốt gây ra nhiều hậu quả khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Bướu cổ là mức độ nhẹ nhất của các rối loạn do thiếu I-ốt, các mức độ nặng hơn, phổ biến hơn nhưng khó nhận biết là suy giáp, giảm trí thông minh, đần độn.
Tác hại của việc thiếu I-ốt
 
i ốt


- Nếu không có đủ I-ốt, tuyến giáp sẽ bị phình dần lên phát triển thành bướu cổ, bởi vì khi thiếu I-ốt, tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hormon tuyến giáp. Khi bị bướu cổ, các nốt tuyến giáp sẽ lớn hơn, do vậy, người bị bướu cổ có thể bị nghẹt thở, đặc biệt khi nằm sấp người bệnh sẽ khó nuốt và khó thở.
- Suy giáp: Hàm lượng I-ốt trong cơ thể giảm xuống sẽ dẫn đến suy giáp, vì I-ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormon tuyến giáp.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu I-ốt do nhu cầu tăng cao. Thiếu I-ốt ở phụ nữ mang thai dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu I-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
- Thiếu I-ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi...
- Hàng ngày, mỗi người chúng ta chỉ cần khoảng 90 đến 200 microgram I-ốt vào cơ thể được tính theo “Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt”. I-ốt sẽ theo nguồn thức ăn vào ruột, hấp thu vào máu. Nếu lượng I-ốt được cung cấp quá nhiều cũng sẽ gây nên hội chứng cường giáp hay gặp nhất là bệnh Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp...
Biện pháp phòng chống thiếu I-ốt
Có nhiều biện pháp phòng chống thiếu I-ốt, một trong những biện pháp đó là bổ sung I-ốt từ muối ăn vào bữa ăn hàng ngày. Đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung I-ốt phải diễn ra thường xuyên đều đặn hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời. Tiêu chuẩn quy định nồng độ I-ốt trong muối: Muối I-ốt tiêu chuẩn phòng bệnh: hàm lượng I-ốt >= 200µg/10gr muối.
Ngoài bổ sung I-ốt vào muối ăn còn có các thực phẩm gia vị mặn khác được I-ốt hoá như: bột canh, nước mắm, các sản phẩm từ sữa, hải sản, thịt, bánh mì, trứng và uống vitmain tổng hợp có chứa Iốt…
Do I-ốt dễ bị bay hơi, vì thế sau khi mua về và khi sử dụng cần để trong lọ có nắp đậy kín. Không để muối I-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.
                                                                                                                                              Thảo Ly
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây