Bệnh tim mạch đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi; Xuất hiện nhiều ở những người tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Một số yếu tố sức khỏe có nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch: Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Suy thận; Rối loạn mỡ máu; Thừa cân, béo phì; Ô nhiễm môi trường; Ít vận động thể lực; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Yếu tố di truyền; Lạm dụng rượu bia; Hút thuốc lá,...
Một số người không biết mình bị bệnh, đến khi bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra. Vì vậy, khi cảm thấy có những dấu hiệu nghi ngờ nên chủ động đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để kiểm tra và phòng ngừa bệnh từ sớm.
Ăn thừa muối là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật như tăng huyết áp, suy thận, rối loạn thính lực, ... Thực hiện cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn để tránh các nguy cơ bệnh tật do ăn thừa muối.
Tăng huyết áp hay còn gọi “Kẻ giết người thầm lặng” là một bệnh lý nguy hiểm khi áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Tăng huyết áp được xem là vấn đề y tế cộng đồng đang rất được quan tâm vì nó có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim, tổn thương thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Huyết áp cao còn có thể gây ra tổn thất kinh tế rất lớn cho bệnh nhân và gia đình lẫn hệ thống y tế và nền kinh tế quốc gia.
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vừa tổ chức Ngày hội truyền thông nâng cao nhận thức về vi rút HPV và ung thư Cổ tử cung, hưởng ứng Tháng nâng cao nhận thức về bệnh Ung thư cổ tử cung.
Theo Bộ Y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một điều tra cho thấy có tới 3,1% số người trưởng thành ở nước ta từng được chẩn đoán mắc bệnh này.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dường như đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (hay còn gọi là COPD) là một bệnh dịch toàn cầu ảnh hưởng đến 200-300 triệu người trên toàn thế giới và gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm. Gánh nặng lớn nhất của COPD được tìm thấy ở Châu Á. Ở Đông Nam Á, ví dụ như ở Việt Nam, dịch bệnh COPD đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá trong thập kỷ qua.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm như Đái tháo đường, Tăng huyết áp đang tăng nhanh với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Nhóm bệnh này nguy hiểm ở chổ tiến triển âm thầm trong cơ thể, nhiều trường hợp khi được phát hiện đã ở giai đoạn muộn, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề.
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi đến năm 2030. Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ thành phố, Thường trực Huyện ủy, đại diện Hội Người cao tuổi và Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện và UBND 11 xã trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Thúc Dũng – Phó chủ tịch huyện, Trưởng ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển chủ trì hội nghị.
Ngày 11/9, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai có văn bản số 302/VTM-HC gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh tim mạch 29/9/2023.
Để tạo điều kiện cho người dân nâng cao ý thức dự phòng mắc bệnh, điều trị sớm, kiểm soát bệnh đúng cách, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã triển khai và đi vào hoạt động “Phòng tư vấn Đái tháo đường và Tăng huyết áp” tại tầng 1 của Trung tâm.
Ở Việt Nam, ung thư dạ dày là 1 trong 5 loại ung thư thường gặp và tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các loại ung thư. Theo thống kê năm 2020 thì ở Việt Nam có 17.906 ca mắc mới ung thư dạ dày và có 14.615 ca tử vong do ung thư dạ dày.
Hạ đường huyết vào buổi sáng là khi lượng đường trong máu xuống quá thấp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, lo âu... khi thức dậy vào buổi sáng. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.
Với nhiều bạn trẻ, uống bia cùng đồng nghiệp sau giờ làm việc là điều bình thường. Tuy nhiên cần chú ý, rượu bia cũng là thủ phạm gây tăng cân, đặc biệt là tăng kích cỡ vòng bụng.
Ngày 16-6, tại cuộc họp phổ biến “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý Bệnh võng mạc đái tháo đường” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức, Phó Cục trưởng Vương Ánh Dương cho biết, đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi lượng đường trong máu cao và thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 -28. Đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng thai phụ có thể cảm thấy: Khát nước và đi tiểu nhiều; Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu... Các vết thương, trầy xước thường khó lành; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức...
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường thông qua hoạt động khám sàng lọc bệnh võng mạc đái tháo đường lồng ghép truyền thông, tư vấn, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang vừa tổ chức khám sàng lọc bệnh võng mạc đái tháo đường cho người dân có nguy cơ cao mắc đái tháo đường, võng mạc đái tháo đường trên địa bàn xã Hòa Châu, thuộc huyện Hòa Vang.
Ngày 17/5 hằng năm được Hiệp hội Tăng huyết áp Thế giới chọn làm “Ngày Tăng huyết áp Thế giới” nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng bệnh tật và các biện pháp hiệu quả phòng, chống bệnh Tăng huyết áp và bệnh tim mạch.