Ngày 27 tháng 12 là Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do Việt Nam đề xuất và đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết số A/RES/75/27 ngày 7 tháng 12 năm 2020.
Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Văn bản số 6104/UBND-SYT ngày 6/11/2023 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến ngày 5/11/2023, toàn thành phố đã ghi nhận 2.558 trường hợp mắc, 168 ổ dịch nhỏ, chưa có trường hợp tử vong.
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng:
Trước tình hình ghi nhận các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các tỉnh thành, Ngành y tế Đà Nẵng đã xây dựng phương án với các tình huống để chủ động ứng phó phòng, chống bệnh này trên địa bàn thành phố. Các tình huống được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng về phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, đáp ứng khẩn cấp, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Hiện nay, tình hình bệnh dịch Bạch Hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có 3 ca tử vong. Tại thành phố Đà Nẵng chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ/xác định mắc bệnh Bạch hầu, tuy nhiên việc thực hiện thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm, kiểm soát bệnh Bạch Hầu là rất quan trọng.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời, tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng, chống sốt xuất huyết. UBND xã Hòa Châu phối hợp với Trạm Y tế xã đã tổ chức chiến dịch đồng loạt ra quân diệt lăng quăng bọ gậy, diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết trên toàn địa bàn thôn Đông Hòa.
Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) có chiều hướng gia tăng trên địa bàn thành phố. Ngày 12/9/2023, Sở Y tế Đà Nẵng đã có Công văn khẩn về việc tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.
Theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là tình hình bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội và tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực miền Nam. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, hôm qua- 29/8/2023, Bộ Y tế đã gửi công văn số 5480/BYT-DP đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Trẻ em thường hiếu động, hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn… Vì vậy trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim…, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số ca tử vonng trên người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 70 ca tử vong. Trong 5 tháng đầu năm 2023, dù chưa đến “mùa cao điểm” của bệnh dại nhưng cả nước đã ghi nhận 35 ca tử vong do bệnh này, tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong.
Trước dự báo dịch bệnh tay chân miệng (TCM) với nhiều ca mắc bệnh gia tăng từ đầu năm đến nay, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM tại cộng đồng . Sáng ngày 27/7 đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế do BS. CK2 Võ Thu Tùng – PGĐ Sở Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại TTYT Quận Ngũ Hành Sơn. Đoàn công tác đã đến khảo sát thực tế tại khu dân cư Phường Khuê Mỹ.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy ở mũi họng, dịch từ bọng nước hay phân của người bệnh, sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người bị tay chân miệng. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát kịp thời, nguy cơ rất lớn bệnh bùng phát thành dịch.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh dễ lây lan nhất là nếu do Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Đa phần trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp, trẻ có thể diễn tiến nặng với các biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, tim…
Bệnh Tay chân miệng (TCM) do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Đa phần trẻ mắc TCM có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...