Ngày Thế giới phòng, chống lao (24 tháng 3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10-15 người khác.
Bước vào mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô, mưa nắng đan xen là điều kiện thuận lợi cho các loại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan, trong đó có dịch bệnh sốt xuất huyết. Để chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nhất là dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang đã chủ động phối hợp với ban ngành, đoàn thể, đồng thời chỉ đạo Trạm Y tế xã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai thường nặng hơn lần đầu, thậm chí có thể gây tử vong.
Ngày 18/01/2024, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh/thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Giáp thìn và mùa lễ hội tại nước ta.
Thời điểm sắp bước vào tết nguyên đán, nhưng thời tiết năm nay mưa nắng thất thường tại Tp. Đà Nẵng, là điều kiện lý tưởng cho côn trùng phát triển, nhất là muỗi Aedes Aegypti (trung gian truyền bệnh SXH) gây bùng phát dịch trên diện rộng, đây cũng là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) có nguy cơ bùng phát trong cộng đồng. Để ứng phó và giảm thiểu bệnh SXH, TTYT Sơn Trà phối hợp với các ngành chức năng quận Sơn Trà và người dân chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
Ngày 7-12 đánh dấu cột mốc đáng nhớ về ngoại giao đa phương của Việt Nam, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua nghị quyết thành lập "Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh" vào ngày 27-12 do chính Việt Nam chủ trì đề xuất.
Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà..., tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngày 27 tháng 12 là Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do Việt Nam đề xuất và đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết số A/RES/75/27 ngày 7 tháng 12 năm 2020.
Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Văn bản số 6104/UBND-SYT ngày 6/11/2023 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến ngày 5/11/2023, toàn thành phố đã ghi nhận 2.558 trường hợp mắc, 168 ổ dịch nhỏ, chưa có trường hợp tử vong.
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng:
Trước tình hình ghi nhận các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các tỉnh thành, Ngành y tế Đà Nẵng đã xây dựng phương án với các tình huống để chủ động ứng phó phòng, chống bệnh này trên địa bàn thành phố. Các tình huống được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng về phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, đáp ứng khẩn cấp, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng.
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Hiện nay, tình hình bệnh dịch Bạch Hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có 3 ca tử vong. Tại thành phố Đà Nẵng chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ/xác định mắc bệnh Bạch hầu, tuy nhiên việc thực hiện thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm, kiểm soát bệnh Bạch Hầu là rất quan trọng.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời, tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng, chống sốt xuất huyết. UBND xã Hòa Châu phối hợp với Trạm Y tế xã đã tổ chức chiến dịch đồng loạt ra quân diệt lăng quăng bọ gậy, diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết trên toàn địa bàn thôn Đông Hòa.
Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) có chiều hướng gia tăng trên địa bàn thành phố. Ngày 12/9/2023, Sở Y tế Đà Nẵng đã có Công văn khẩn về việc tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.
Theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là tình hình bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội và tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực miền Nam. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, hôm qua- 29/8/2023, Bộ Y tế đã gửi công văn số 5480/BYT-DP đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.