6 2 banner2 1

Đà Nẵng: Thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu , Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Thứ năm - 11/07/2024 21:14
Ngày 11-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã phát đi thông báo khẩn về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin trên địa bàn thành phố.
          Thông báo do Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Võ Thu Tùng ký ban hành ngày 10-7 gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Đà Nẵng), Trung tâm Y tế các quận, huyện và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn nêu rõ, ngày 7-7 và 8-7-2024, tại tỉnh Bắc Giang và Nghệ An đã ghi nhận một số trường hợp mắc, tử vong do bệnh Bạch hầu. Bên cạnh đó, bệnh Ho gà đang có xu hướng tăng nhanh, tăng cao tại một số địa phương như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
 
1107240

          Tại TP. Đà Nẵng chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu và Ho gà; tuy nhiên việc thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm, xử lý, thu dung, điều trị, kiểm soát bệnh bằng vắc xin là rất quan trọng.
          Để tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung, điều trị, xử lý, kiểm soát bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin, Sở Y tế yêu cầu CDC Đà Nẵng và Trung tâm Y tế các quận, huyện tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với y tế cơ sở, các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan trong công tác phòng, chống dịch Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin, nhất là các cơ sở giáo dục, mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn, nhà trọ, khu công nghiệp.
          Thực hiện quyết liệt các biện pháp điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm (nhất là các trường hợp trở về từ những khu vực ghi nhận ca bệnh), xử lý ca bệnh, ổ dịch, phòng chống dịch bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.
          Hướng dẫn người tiếp xúc gần, người trong ổ dịch (nếu có) sử dụng kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, phương tiện, nội dung để người dân tiếp cận được thông tin, chủ động thực hiện, bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng, không hoang mang, lo lắng.
          Tập trung truyền thông vận động người dân tiêm và tiêm nhắc lại các vắc xin có thành phần Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin để người dân tích cực tham gia tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những khu vực, xã/phường có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.
          Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh Bạch hầu trên cả nước. Trong trường hợp cần thiết, CDC Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin hiệu quả trên địa bàn thành phố.
          Về phía Trung tâm Y tế, tham mưu UBND các quận, huyện phối hợp với UBND các xã, phường tăng cường chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông, giám sát, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, phòng chống dịch tại cộng đồng, trường học.
          Nâng cao vai trò của Cộng tác viên Dân số-Y tế-Trẻ em trong công tác thông tin, báo cáo, hỗ trợ giám sát, hướng dẫn phòng, chống bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu, Ho gà, các bệnh truyền nhiễm khác theo hướng dẫn, phát đồ điều trị của Bộ Y tế cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm, bao gồm cả các cơ sở y tế bộ, ngành, tư nhân trên địa bàn.
          Kịp thời phối hợp lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh, xử lý môi trường, khử khuẩn, cách ly tạm thời, phòng ngừa chuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn trong trường hợp phát hiện trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin tại cơ sở y tế.
          Rà soát quy trình, đảm bảo đầy đủ khu vực, trang thiết bị, thuốc, vật tư… để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong.
          Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm chéo cho người bệnh và nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh. Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ nghĩ tới Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu và triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị.
          Tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết. Hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên đối với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, hội chẩn trước khi chuyển tuyến.
          Triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn. Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.
Hiện nay, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đang có 02 loại văc xin Bạch hầu:
  1. Loại Vaccin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td) của Việt Nam sản xuất, sử dụng cho người từ 7 tuổi trở lên
  2. Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp) được chỉ định để phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi.
 
                                                                     Châu Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây