Tính từ tháng 6 trở lại đây, liên tục mỗi ngày Bệnh viện Đà Nẵng đều tiếp nhận hàng chục bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) chuyển tuyến từ các quận/huyện hoặc các tỉnh lân cận. Phần lớn các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng như xuất huyết, tụt tiểu cầu, một số trường hợp nguy kịch phải điều trị hồi sức tích cực. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân vẫn chủ quan với bệnh SXH.
Sốt xuất huyết (SXH) là căn bệnh có lịch sử lâu đời và xuất hiện mạnh mẽ trở lại trong 20 năm qua. Tuy là bệnh không mới nhưng cho đến nay vẫn có không ít hiểu lầm về bản chất và quá trình chăm sóc, điều trị cũng như phòng bệnh.
Liên Chiểu - địa phương tập trung nhiều công nhân, nhà trọ, mật độ dân số cao... hiện đang là nơi có số ca mắc SXH cao nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, việc ngăn chặn dịch SXH bằng nhiều biện pháp đang là ưu tiên của quận này.
Đến ngày 24/7, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.
Số ca mắc Cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của Cúm A sẽ giúp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue đang tăng cao tại nhiều tỉnh/thành ở nước ta và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, bệnh TCM ở trẻ em cũng gia tăng nhanh. Cùng với đó, Covid-19 vẫn đang hiện hữu. Các bệnh khác có dấu hiệu đầu tiên là sốt như sốt phát ban, sốt virus cũng đang có nhiều bệnh nhân cả trẻ em lẫn người lớn mắc.
Tại Việt Nam, biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập, số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng, số ca bệnh nặng cũng tăng, tuy nhiên hiện có nhiều người dân lơ là không đeo khẩu trang, trong khi khẩu trang vẫn là biện pháp phòng chống dịch được khuyến cáo.
Trước tình hình ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, Đà Nẵng phát động Chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND huyện Hòa Vang đã phát động tổng chiến dịch ra quân diệt lăng quăng bọ gậy phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện.
Hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước trong đó có Đà Nẵng. Chuyên gia dự báo dịch SXH sẽ đạt đỉnh ở nước ta vào tháng 8 tới đây và các địa phương cần tích cực triển khai các biện pháp phòng chống SXH, tránh tình trạng dịch chồng dịch.
Ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần qua đã ghi nhận hơn 11.000 người mắc. Bộ Y tế dự báo số ca COVID-19 và ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng và bùng phát trên diện rộng, nguy cơ dịch chồng dịch nếu không quyết liệt phòng chống.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 trong cộng đồng, dự báo ca COVID-19 có thể gia tăng, tuy nhiên nhiều người dân sau khi tiêm vaccine COVID-19 mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
Khả năng miễn dịch của vaccine COVID-19 hay sau khi đã mắc COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 - 6 tháng. Do đó, nếu tiêm nhắc - mũi 3 và mũi 4 sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như BA.4, BA.5.
Tại cuộc gặp mặt cung cấp thông tin y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.
Các trường hợp tử vong do COVID-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền... Trong khi theo Bộ Y tế, tiến độ tiêm vaccine tại nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.
Sở Y tế vừa ban hành Kế hoạch số 2703/KH-SYT ngày 12 tháng 6 năm 2022 về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Với mục tiêu sử dụng vắc xin phòng COVID-19 an toàn và hiệu quả, tất cả trẻ em từ 05 đến 12 tuổi đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 Pfizer cho các đối tượng là trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi hiện đang cư trú trên địa bàn thành phố (bao gồm trẻ đi học hoặc không đi học, người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài).
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết lần thứ 12 (15-6-2022) trên địa bàn thành phố. Đây là dịp nhằm tăng cường huy động các tổ chức, đoàn thể phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương, đồng thời vận động người dân tích cực tham gia thực hiện quyết liệt các biện pháp để phòng chủ động chống sốt xuất huyết.
Hiện dịch Covid-19 đã “hạ nhiệt”, số người nhiễm bệnh giảm sâu. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, thực tế này đang dẫn đến tình trạng nhiều người chủ quan, xem thường việc tiêm vaccine mũi 3 và tỏ ra không mặn mà với việc tiêm vaccine mũi 4. Theo Bộ Y tế, dịch chưa phải đã chấm dứt hoàn toàn, các biến chủng của virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi khó lường, người dân nên tiếp tục tiêm vaccine để không mất cơ hội được bảo vệ liên tục.
Tại thành phố Đà Nẵng, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, tính tới ngày 5/6/2022 toàn thành phố đã ghi nhận 1.830 ca sốt xuất huyết (tăng gần 1.700 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Trong tuần qua, các ca mắc đều ghi nhận ở hầu hết các quận huyện nhưng tăng cao ở quận Liên Chiểu (59 ca), Cẩm Lệ (36 ca), và huyện Hòa Vang (27ca)…
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...