Con người có thể bị nhiễm virut cúm gia cầm như cúm A (H5N1), A (H7N9), A (H9N2) và các vi rút cúm khác có nguồn gốc từ động vật A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2). Bệnh Cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cho người, vì thế chủ động phòng cúm gia cầm luôn là vấn đề cần thiết.
Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Thực hiện theo chỉ đạo Sở Y tế, ngay từ đầu tháng 3/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch và triển khai công tác điều tra véc tơ chủ động về bệnh Viêm não Nhật Bản trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi vi khuẩn thuộc họ Rickettsia, lây sang người từ ấu trùng mò với ký chủ trung gian là động vật như chuột, chim, gia súc, gia cầm.
Bệnh liên cầu lợn do liên cầu khuẩn lợn có tên là Streptococcus suis (S.suis) gây nên và có ít nhất 35 tuýp. Nhiều tuýp sống bình thường trên lợn mà không gây bệnh, nhưng phổ biến nhất là tuýp 2 gây bệnh cho lợn và có thể lây sang người.
Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất nếu không được điều trị kịp thời.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2023, số người tử vong vì bệnh dại tăng 17% so với năm 2022, chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh dại mà không dẫn đến tử vong.
Vào mùa lạnh, mọi người thường gặp một số vấn đề về sức khỏe như cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu... Do đó mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Trong, sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người.
Khi COVID-19 là bệnh nhóm B, việc giám sát COVID-19 sẽ lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, đồng thời, lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên...
Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925 sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch hầu gây ra.
Bước vào tháng 9, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Đà Nẵng là một trong những địa phương thực hiện phòng chống, điều trị Lao rất tốt. Tuy nhiên vẫn chưa phát hiện hết số bệnh nhân mắc Lao và bị Lao tiềm ẩn tại cộng đồng. Vì thế, từ năm 2018 đến nay, với sự trợ giúp của Chương trình chống Lao quốc gia, Bệnh viện Phổi đã triển khai hoạt động tầm soát Lao chủ động tại cộng đồng ở trên toàn thành phố.
Bệnh thủy đậu (bệnh trái rạ) là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh do vi rút Varicella Zoster gây ra với khả năng bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi thời tiết nóng ẩm khó chịu, thời tiết nồm ẩm.
Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Nhiều người thắc mắc trẻ vừa mắc bệnh tay chân miệng liệu có lây tiếp và mắc bệnh tiếp không? Cách phòng bệnh như thế nào để để hạn chế sự lây nhiễm?
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định Số 2760/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5,6, 7, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Vì thế, chúng ta cần đề cao cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.