Tuần lễ Nhận thức về Kháng sinh Thế giới đã được đổi tên thành Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế giới (World AMR Awareness Week - WAAW) sau các cuộc họp tham vấn toàn cầu với sự tham gia của nhiều ngành và khu vực khác nhau. Mặc dù từ viết tắt "WAAW" vẫn không thay đổi nhưng phần mở rộng của nó hiện là viết tắt của "Tuần lễ nhận thức về kháng thuốc thế giới".
Ngày Thị giác Thế giới được tổ chức hàng năm vào thứ Năm thứ hai của tháng 10, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa và suy giảm thị lực. Năm 2023, Ngày Thị giác Thế giới sẽ diễn ra vào ngày 12/10 với chủ đề “Hãy yêu đôi mắt của bạn tại nơi làm việc”.
Chương trình "Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam" được Thủ tướng ban hành quyết định từ cuối năm 2019. Theo đó, mục tiêu là đến năm 2025, 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm; 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 60% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; 70% bà mẹ cho trẻ 6-24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
Thời gian gần đây, nhiều trường hợp trẻ mắc viêm kết mạc cấp và gặp biến chứng nặng. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách tại nhà không chỉ giúp trẻ nhanh khỏi các bệnh về mắt mà còn hạn chế được những biến chứng.
Thời tiết nắng nóng rất dễ khiến cho cơ thể mất nước, mệt mỏi, khó chịu… Vậy nên ăn uống như thế nào để giải nhiệt trong những ngày này? Những thực phẩm sau sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè nóng bức.
Tạo hoá khéo tạo nên một hình hài hoàn hảo để duy trì nòi giống nhưng để một con người phát triển tốt nhất cả về thể chất và tinh thần thì phụ thuộc phần lớn vào hiểu biết và sự đầu tư đầy đủ của các bậc làm cha mẹ từ khi con còn trong trứng nước mà đặc biệt phải kể đến “cửa sổ cơ hội” - 1000 ngày đầu đời của con người.
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng như điều hòa đường máu; thải độc; dự trữ, chuyển hóa và điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng; tiết ra dịch mật, dự trữ vitamin tan trong chất béo.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã khẳng định rằng thuốc lá điện tử tạo ra các hóa chất độc hại giống như thuốc lá, kèm theo các phụ gia hương liệu và kim loại nặng. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe ngoài các tác hại sẵn có của nicotin trong sản phẩm.
Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút ... bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người. Đặc biệt là trẻ em, do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ rất dễ nhiễm bệnh.
Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Mẩn ngứa khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đồng thời giảm nguy cơ tổn thương da.
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp vệ sinh cá nhân hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh tật.
Vào dịp hè, các gia đình thường cho con em mình đi học bơi để tăng cường sức khỏe và giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc đi bơi tại các địa điểm như hồ, sông, suối… nếu không có các phương tiện bảo hộ, bảo vệ cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi tắm sẽ rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi rút Rubula, vi rút thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh dễ lây lan nhanh chóng cho nhiều người và có thể gây ra những biến chứng lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nam giới nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách.
“Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể”. Đây là tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người và cũng là chủ đề của ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2023.
Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp như: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Mọi người cần tìm hiểu và chủ động phòng chống tác hại của nắng, nóng đối với sức khỏe, sinh hoạt.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), vitamin A là một vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng,trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Nếu thiếu vitamin A, trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh thì thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh lý có tỷ lệ người mắc tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng. THA là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế, hoặc mất sức lao động mỗi năm. Hầu hết người bị THA không có biểu hiện triệu chứng gì và thậm chí không biết mình bị bệnh.
Thời tiết nắng nóng cùng với độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại, vi rút gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng… điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. Bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) là do tan máu di truyền.
Bệnh Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gặp ở mọi lứa tuổi và có nguy cơ tử vong rất cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại. Một khi đã nhiễm vi rút dại, người bị dại chắc chắn không có cách cứu chữa. Khi lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Cho đến nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận bảy trường hợp bệnh nhân sống sót sau khi được chăm sóc tích cực. Phần lớn các trường hợp này đã được tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm nên có thể đã làm thay đổi diễn biến của bệnh.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...