Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý về khớp nói chung, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Thoái hoá khớp thường bắt đầu từ từ với một hoặc vài khớp. Đau là triệu chứng sớm nhất của thoái hoá khớp.
Biểu hiện thoái hóa khớp Thoái hóa khớp thường có 3 triệu chứng sau:
- Đau, cứng khớp. Cơn đau có tính chất cơ học tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời các cơn đau này có thể thường xuyên hơn.
Có đến > 80% những bệnh nhân thoái hóa khớp gối có biểu hiện đau mạn tính kéo dài trên 3 tháng trong một năm. Có tới 90% các bệnh nhân đau khớp do các nguyên nhân cơ học, 10% có biến chứng đau theo kiểu thần kinh (đau khó chịu, châm chích, bỏng rát ở mức độ nặng).
Khi cứng khớp giai đoạn sớm, bệnh nhân thoái hóa khớp thường có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Khi bệnh nhân tỉnh dậy có cảm giác khó vận động các khớp bị thoái hóa ở tay hoặc chân. Chỉ sau khi xoa bóp, vận động 15-30 phút thì các khớp trở nên mềm và hoạt động trở lại được.
- Ngoài ra những bệnh nhân thoái hóa khớp thường xuất hiện những tiếng động ở khớp khi di chuyển: tiếng lục khục, lạo xạo. Có những bệnh nhân đứng lên ngồi xuống hoặc bất kỳ động tác nào đều phát ra tiếng động rang bỏng ngô, lục lạc ở cổ bò.
- Ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện khớp bị sưng tại vị trí thoái hóa khớp. Đây còn gọi là thoái hóa khớp có phản ứng viêm. Nguyên nhân là khi các mảnh sụn bị bong tróc vỡ rơi vào trong khoang khớp và gây chấn thương màng hoạt dịch khớp. Kết quả dẫn tới khớp bị sưng lên và tràn dịch màng khớp.
Ở giai đoạn muộn hơn nữa, cơ của vùng cánh khớp bị teo và có những biến dạng như lỏng lẻo khớp hoặc trật khớp. Khi bệnh nhân đã có biến dạng khớp nặng là bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những ai dễ mắc thoái hóa khớp?
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp như:
- Người cao tuổi. Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở đối tượng trung niên, khoảng từ 40 tuổi trở lên. Theo khoa học đã chứng minh, từ 30 tuổi cơ thể đã có những dấu hiệu của thoái hóa khớp.
- Người thừa cân, béo phì. Đây là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp. Cơ thể thừa cân dẫn tới việc tăng tải trọng lên các khớp chịu tải như đốt sống cổ, thắt lưng, khớp gối. Từ đó dẫn tới các khớp dễ phải
- Có người trong gia đình mắc bệnh khớp, yếu tố gia đình dẫn tới nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp
- Ngoài ra còn một số đối tượng có nguy cơ cao như: có tiền sử chấn thương khớp, tiền sử mắc các bệnh khớp khác nhau hoặc có dị dạng khớp, những người lao động chân tay nặng nhọc, lao động thể thao cường độ cao, chơi các môn thể thao đối kháng (võ, đá bóng) dễ bị chấn thương…
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp
Trên thực tế, thoái hóa khớp là tiến trình tự nhiên nên gần như khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn biết cách phòng ngừa thoái hóa khớp thì sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa diễn ra.
1. Duy trì thể trạng cơ thể phù hợp: Người càng có cân nặng cao, áp lực đè lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân. Do vậy biện pháp hàng đầu cần thực hiện để ngăn chặn thoái hoá khớp là giảm cân nếu cân nặng của bạn đang vượt chuẩn.
2. Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức: Việc tập gắng sức hoặc đốt cháy giai đoạn có thể vô tình ảnh hưởng đến các lớp sụn mới còn non yếu. Do vậy người bệnh chú ý nên chọn cường độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, bắt đầu từ những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng sau đó mới tăng dần lên tùy vào phản ứng của cơ thể.
3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng: Khi cơ thể ở tư thế thẳng, diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt sụn khớp sẽ đạt mức tối đa và lực đè ép sẽ giảm xuống mức tối thiểu giúp bảo vệ các khớp khỏi sự đè ép không mong muốn.
4. Sử dụng các khớp lớn khi mang vác nặng: Khi mang vác hay xách đồ nặng, người bệnh nên khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để hạn chế làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay. Các khớp lớn ở tay có thể kể đến khớp vai, khớp khuỷu, ở chân là khớp gối, khớp háng.
5. Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh đó, để tái tạo sụn khớp, tăng độ dẻo dai và sức bền thì người bệnh cũng cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho xương, sụn. Tăng cường các loại hoa quả, trái cây như: dứa, chanh, đu đủ, bưởi... vì các trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả. Nên bổ sung thực phẩm chứa acid omega-3, vitamin D qua chế độ ăn uống, viên nén để có tác dụng giảm đau lâu dài.
6. Giữ nhịp sống hài hòa, thoải mái: Tất cả mọi người đều nên sắp xếp công việc hợp lý, cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, đặc biệt là từ sau 40 tuổi trở đi.
7. Thay đổi tư thế thường xuyên: Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt. Tránh nằm quá lâu, ngồi lâu, đứng lâu một tư thế vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Đây được xem là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp do nghề nghiệp, đặc biệt là ở những người lao động trí óc.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...